(Baothanhhoa.vn) - Cùng chúng tôi thăm những cánh rừng trồng bằng cây nuôi cấy mô thuộc địa bàn đơn vị bảo vệ, quản lý như Xuân Thái, Thanh Tân, Yên Lạc..., giám đốc Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Như Thanh Nguyễn Văn Dũng chia sẻ: Đến tháng 9-2022, BQL rừng phòng hộ Như Thanh được UBND tỉnh giao quản lý, sử dụng hơn 15.287,1 ha rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn 12 xã thuộc 3 huyện: Như Thanh, Nông Cống và Như Xuân. Đơn vị đã và đang chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm xã hội hóa công tác bảo vệ rừng (BVR) tận gốc và trồng rừng bằng cây lâm nghiệp chất lượng cao, tăng giá trị thu nhập cho chủ rừng.

Mở rộng diện tích trồng rừng tập trung bằng cây nuôi cấy mô

Cùng chúng tôi thăm những cánh rừng trồng bằng cây nuôi cấy mô thuộc địa bàn đơn vị bảo vệ, quản lý như Xuân Thái, Thanh Tân, Yên Lạc..., giám đốc Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Như Thanh Nguyễn Văn Dũng chia sẻ: Đến tháng 9-2022, BQL rừng phòng hộ Như Thanh được UBND tỉnh giao quản lý, sử dụng hơn 15.287,1 ha rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn 12 xã thuộc 3 huyện: Như Thanh, Nông Cống và Như Xuân. Đơn vị đã và đang chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm xã hội hóa công tác bảo vệ rừng (BVR) tận gốc và trồng rừng bằng cây lâm nghiệp chất lượng cao, tăng giá trị thu nhập cho chủ rừng.

Mở rộng diện tích trồng rừng tập trung bằng cây nuôi cấy môCây keo nuôi cấy mô trồng tại xã Thanh Tân (Như Thanh).

Trong đó, nổi bật là ban đã xây dựng phương án, lập bản đồ quy hoạch đất gắn với quy hoạch 3 loại rừng, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế huy động mọi nguồn lực để bảo vệ, phát triển rừng. 12 trạm quản lý, BVR đóng tại các xã thường xuyên bám địa bàn hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức cho các hộ trồng mới rừng sản xuất theo hướng thâm canh như keo nuôi cấy mô, keo hom... bảo vệ an toàn diện tích rừng được giao quản lý, bảo vệ, chăm sóc và khai thác rừng trồng đã cho sản phẩm theo quy định. Đến tháng 9-2022, ban đã giao khoán BVR cho 2.776 hộ gia đình trong vùng. Từ năm 2015 đến tháng 9-2022, BQL rừng phòng hộ Như Thanh đã hướng dẫn kỹ thuật; cung ứng cây giống; tổ chức cho các hộ nhận khoán đất sản xuất lâm nghiệp trồng mới, trồng lại rừng đã khai thác theo quy định được hơn 3.950 ha rừng sản xuất. Nét mới là từ năm 2021 đến tháng 9-2022, ban đã trồng được 168 ha cây keo nuôi cấy mô, 40 ha cây quế chi... Trong đó, hơn 8 tháng năm 2022 ban đã trồng được 100 ha cây keo nuôi cấy mô, hoàn thành 100% kế hoạch trồng rừng năm 2022 bằng cây nuôi cấy mô. Hiện nay, BQL rừng phòng hộ Như Thanh đang tập trung tuyên truyền để người dân trong vùng hiểu được ưu điểm nổi bật của cây nuôi cấy mô như phát triển nhanh, đều, sinh khối gỗ cao hơn, tỷ lệ nhiễm sâu bệnh thấp..., vận động chủ rừng khắc phục khó khăn đầu tư mở rộng diện tích trồng mới rừng và trồng lại sau khai thác bằng cây nuôi cấy mô.

Nhờ tích cực trồng và BVR người dân trong vùng BQL rừng phòng hộ Như Thanh quản lý có thêm việc làm tại chỗ, thu nhập từ tiền nhân công và sản phẩm của rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới.

Để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, các năm gần đây Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung chỉ đạo các địa phương và các chủ rừng tăng cường quản lý, sử dụng giống chất lượng cao trong trồng rừng (cây nuôi cấy mô). Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn có cơ sở nuôi cấy mô sản xuất giống quy mô công nghiệp đảm bảo nguồn cây mô phục vụ kế hoạch mở rộng diện tích trồng mới và trồng lại rừng sau khai thác bằng cây nuôi cấy mô. Nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trồng rừng sản xuất bằng cây nuôi cấy mô, ngày 10-12-2021, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 185/2021/NQ-HĐND về ban hành chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025. Theo đó, mức hỗ trợ 1.300 đồng/cây giống, tối đa không quá 2 triệu đồng/ha. Điều kiện hỗ trợ: tổ chức, gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận khoán đất rừng sản xuất để trồng rừng sản xuất. Diện tích trồng rừng sản xuất bằng cây giống nuôi cấy mô phải đảm bảo từ 1 ha trở lên đối với hộ gia đình, cá nhân và từ 20 ha trở lên đối với tổ chức.

Kết quả, từ năm 2021 đến đầu tháng 9-2022, toàn tỉnh đã trồng mới và trồng lại sau khai thác được hơn 3.800 ha rừng tập trung bằng cây nuôi cấy mô. Trong đó, hơn 8 tháng năm 2022, các cá nhân, gia đình, tổ chức đã trồng được 1.500 ha rừng bằng cây nuôi cấy mô, chủ yếu là keo. Các huyện đã chủ động trồng cây lâm nghiệp nuôi cấy mô với diện tích nhiều như Như Thanh, Như Xuân, Thạch Thành... Hiện tại, trong các vườn ươm đã chuẩn bị được 100 vạn cây mô để phục vụ trồng rừng trong các tháng tới. Khắc phục tình trạng cây giống lâm nghiệp kém chất lượng, ảnh hưởng đến hiệu quả rừng trồng, cùng với chỉ đạo, đôn đốc công tác sản xuất, chăm sóc cây giống nuôi cấy mô, các ngành chức năng tăng cường kiểm tra cây giống xuất vườn và cấp giấy chứng nhận lô giống đủ tiêu chuẩn bảo đảm cây giống nuôi cấy mô trồng rừng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đạt tiêu chuẩn về chiều cao, đường kính,... mới được xuất vườn đưa ra trồng rừng. Nhìn chung, toàn bộ diện tích rừng trồng bằng cây nuôi cấy mô trong các năm vừa qua đang được chăm sóc, bảo vệ, sinh trưởng, phát triển tốt.

Bài và ảnh: Thu Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]