(Baothanhhoa.vn) - Các nhà phân tích cho rằng Iran có thể sẽ phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan quen thuộc sau vụ Israel tấn công nước này: đáp trả để bảo vệ danh tiếng hoặc coi cuộc tấn công của Israel là dấu chấm hết cho cuộc xung đột.

Liệu sự kiện Israel tấn công Iran có kết thúc vòng xoáy bạo lực ở Trung Đông?

Các nhà phân tích cho rằng Iran có thể sẽ phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan quen thuộc sau vụ Israel tấn công nước này: đáp trả để bảo vệ danh tiếng hoặc coi cuộc tấn công của Israel là dấu chấm hết cho cuộc xung đột.

Liệu sự kiện Israel tấn công Iran có kết thúc vòng xoáy bạo lực ở Trung Đông?

Hình ảnh đám cháy xuất hiện tại Tehran, Iran ngày 26/10, sau thông tin Israel tấn công trả đũa Iran. Ảnh: The Time of Israel.

Sau cuộc tấn công của Israel vào Iran hôm 26/10, các quan chức Hoa Kỳ đã nhanh chóng cảnh báo cả hai nước không nên tiếp tục vòng xoáy bạo lực, nhưng các nhà phân tích cho rằng việc giảm leo thang lâu dài không phải là điều chắc chắn.

Một quan chức cấp cao của chính quyền Hoa Kỳ cho biết sau các cuộc tấn công rằng các cuộc không kích “sẽ là dấu chấm hết cho cuộc đối đầu trực tiếp giữa Israel và Iran”.

Sáng thứ bảy, ngày 26/10, sau khi có báo cáo về các vụ nổ được nghe thấy ở Tehran, Israel trong một tuyên bố cho biết đã tiến hành “các cuộc tấn công chính xác vào mục tiêu quân sự ở Iran”. Các cuộc tấn công này là để đáp trả loạt tên lửa của Iran bắn vào Israel vào ngày 1/10 để trả đũa vụ giết chết thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah.

Liệu sự kiện Israel tấn công Iran có kết thúc vòng xoáy bạo lực ở Trung Đông?

Israel phát động tấn công trả đũa sau cuộc tấn công tên lửa của Iran hôm 1/10 - Nguồn: X.

Iran cho biết Israel đã “tấn công một số khu vực quân sự” tại Tehran, Khuzestan và Ilam, gây ra “thiệt hại hạn chế” ở một số khu vực.

Iran dường như đã hạ thấp tầm quan trọng của cuộc tấn công của Israel. Phương tiện truyền thông nhà nước phát sóng hình ảnh cho thấy sự bình yên trên đường phố Tehran.

Bộ Ngoại giao Iran lên án vụ tấn công, gọi đó là “sự vi phạm rõ ràng” luật pháp quốc tế. Bộ này nói thêm rằng Iran “có quyền và nghĩa vụ phải tự vệ” sau các cuộc không kích của Israel.

Trita Parsi, phó chủ tịch điều hành của Viện Quincy về Chính sách Nhà nước tại Washington DC cho biết phản ứng của Iran có thể “phản ánh mong muốn hạ nhiệt căng thẳng hơn là đánh giá thực chất về thiệt hại mà Israel gây ra cho Iran”, giống như nỗ lực của Israel nhằm che giấu thiệt hại do cuộc tấn công ngày 1/10 của Iran gây ra.

Behnam Ben Taleblu, thành viên cấp cao tại Quỹ Quốc phòng vì Nền dân chủ, cũng có trụ sở tại Washington DC, cho biết phản ứng của Iran có thể là “một động thái chiến lược để giữ thể diện và duy trì sự kiềm chế của Hoa Kỳ đối với Israel”.

Sau khi các cuộc tấn công của Israel nhằm vào Iran kết thúc, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Sean Savett cho biết Nhà Trắng kêu gọi “Iran ngừng các cuộc tấn công vào Israel để không có thêm sự leo thang xung đột nào nữa”.

Về phía Israel, nước này không phải lúc nào cũng đáp ứng yêu cầu của đồng minh Hoa Kỳ. Trong suốt cuộc chiến, Israel đã bất chấp lời kêu gọi kiềm chế của Hoa Kỳ - trong chiến dịch Rafah ở miền nam Gaza, và gần đây hơn là trong cuộc chiến trên bộ ở miền nam Lebanon.

Sự bất đồng giữa hai chính phủ lên đến đỉnh điểm trong một lá thư ngày 13/10 từ Hoa Kỳ gửi cho Israel, yêu cầu nhà nước Do Thái hành động để cải thiện tình hình nhân đạo ở Gaza hoặc phải đối mặt với nguy cơ vi phạm luật pháp Hoa Kỳ về viện trợ quân sự nước ngoài.

Danny Citrinowicz, một nghiên cứu viên của Chương trình Iran tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia ở Tel Aviv và là một sĩ quan Tình báo Quốc phòng Israel đã nghỉ hưu chuyên về Iran, cho biết vẫn còn quá sớm để dự đoán những ngày sắp tới sẽ diễn ra như thế nào. “Nhưng có một điều rõ ràng”, ông nói, “Israel và Iran đã tiến gần hơn bao giờ hết đến bờ vực chiến tranh trực tiếp”.

Citrinowicz phát biểu trên mạng xã hội X rằng: “Bây giờ quả bóng đang trong chân giới lãnh đạo Iran”, đồng thời nói thêm rằng Iran có thể sẽ phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan quen thuộc: đáp trả để bảo vệ danh tiếng hoặc coi cuộc tấn công của Israel là dấu chấm hết cho cuộc xung đột trực tiếp với Israel.

Liệu sự kiện Israel tấn công Iran có kết thúc vòng xoáy bạo lực ở Trung Đông?

Căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang sau các cuộc không kích ăn miếng trả miếng - Nguồn: Tehran Times.

Trước đó, khi Iran chọn cách kiềm chế sau hành động trả đũa của Israel vào tháng 4 đã khiến nhà nước Do Thái tiêu diệt các nhà lãnh đạo chủ chốt của Hezbollah ở Beirut.

Các chuyên gia cho biết trong khi Israel tiếp tục các cuộc chiến ở Gaza và Lebanon thì bất kỳ sự tạm dừng giao tranh trực tiếp nào giữa Iran và Israel cũng có khả năng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.

Chừng nào những cuộc chiến tranh khu vực còn tiếp diễn, thì quỹ đạo chung của cuộc xung đột Israel-Iran sẽ leo thang. “Mặc dù chúng ta có thể thấy sự hạ nhiệt chiến thuật, nhưng quỹ đạo vẫn leo thang”, Parsi cho biết, đồng thời nói thêm rằng “một cuộc đối đầu mới giữa Israel và Iran sẽ chỉ là vấn đề thời gian”, và có khả năng sẽ “ác liệt hơn”.

Israel từ lâu đã cố gắng đẩy Iran và các lực lượng ủy nhiệm khác của Iran trở lại trạng thái răn đe. Nhưng các chuyên gia cho rằng chiến lược của Israel có thể không hoàn toàn hiệu quả.

“Iran sẽ không giảm leo thang xung đột trong tương lai nếu họ thấy phù hợp, Israel cũng vậy”, Hellyer, học giả tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế và Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh tại London, nói với CNN, đồng thời khẳng định sự răn đe thường được quốc gia tấn công sử dụng làm cái cớ, nhưng chỉ dẫn đến bất ổn nhiều hơn.

Chính vì vậy, việc Hoa Kỳ mong muốn sự kiện Israel tấn công Iran là khởi đầu cho “sự kết thúc” vòng xoáy bạo lực giữa các bên, nhưng các nhà phân tích cho rằng, một cuộc đối đầu mới giữa Israel và Iran sẽ chỉ là vấn đề thời gian.

TD


TD

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]