Liên kết du lịch Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh để “cùng thắng”
Hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh ngày càng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đáng chú ý, nhiều sản phẩm, tour, tuyến du lịch mới đã được đưa vào khai thác, tạo sự hấp dẫn và điểm nhấn cho hành trình liên kết giữa các địa phương.
Doanh nghiệp lữ hành các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh tổ chức khảo sát, kết nối tại tỉnh Lào Cai (tháng 10/2024).
Trong đó, nổi bật là các tour du lịch trải nghiệm các di sản văn hóa kết hợp nghỉ dưỡng biển; du lịch về nguồn kết hợp khám phá du lịch sinh thái, cộng đồng, mạo hiểm; tour du lịch tự lái xe (caravan) theo đường Hồ Chí Minh nhánh Đông và nhánh Tây qua các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh... Với các hành trình liên kết hiện đang được nhiều đơn vị lữ hành tập trung khai thác như: Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) - Khu Di tích Kim Liên (Nghệ An) - Khu Du lịch biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh); Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Thanh Hóa) - Chinh phục đỉnh Pu Xai Lai Leng (Nghệ An) - Khu Du lịch sinh thái Hải Thượng Lãn Ông (Hà Tĩnh)...
Với quan điểm “muốn đi xa thì đi cùng nhau”, 3 địa phương đã cùng tham gia nhiều hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch; đồng thời tổ chức nhiều hoạt động chung như: tham gia gian hàng chung tại một số kỳ hội chợ du lịch quốc tế VITM Hà Nội và tổ chức hội nghị quảng bá, xúc tiến bên lề; xây dựng tour du lịch kết nối giữa các địa phương; đón đoàn famtrip trong nước và quốc tế đến khảo sát tại 3 tỉnh; trao đổi thông tin trong công tác quản lý Nhà nước; hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá du lịch...
Mới đây (ngày 8 đến 10/10), Hội Du lịch Lữ hành TP Thanh Hóa, Chi hội Lữ hành tỉnh Nghệ An và Chi hội Lữ hành tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp tổ chức chương trình famtrip tại tỉnh Lào Cai. Cùng với việc xem xét, đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ điểm đến, chương trình famtrip còn là dịp để doanh nghiệp lữ hành các địa phương quảng bá sản phẩm mới, đồng thời kết nối nguồn khách từ tỉnh Lào Cai nói riêng, các tỉnh Tây Bắc nói chung tham gia trải nghiệm các tour du lịch liên kết Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh.
Phát biểu tại Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Lào Cai - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh, Chi hội trưởng Chi hội Lữ hành tỉnh Nghệ An Tạ Khắc Uyên cho biết: “Việc thúc đẩy liên kết hợp tác giữa các địa phương đã, đang tạo nhiều sân chơi, gia tăng cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp du lịch giữa các địa phương. Qua đó, cùng nhau xây dựng các sản phẩm du lịch liên kết có tính đặc trưng, chất lượng và tăng cường trao đổi khách hai chiều. Trong đó nhiều chương trình tour liên kết giữa Thanh Hóa - Nghệ An- Hà Tĩnh hứa hẹn mang đến cho khách du lịch thị trường Tây Bắc những trải nghiệm mới, khác biệt, với mức giá ưu đãi tốt nhất dành cho khách hàng và đối tác”.
Được biết, doanh nghiệp du lịch các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh đã, đang tập trung nghiên cứu xây dựng một số sản phẩm du lịch trải nghiệm văn hóa mới, tập trung theo chủ đề và lợi thế của từng địa phương. Cùng với đó, nghiên cứu đưa ra chính sách để thu hút doanh nghiệp trong nước cùng tham gia khai thác tour, tuyến mới. Hướng tới tăng cường kết nối nội vùng, mở rộng liên kết với các vùng trong cả nước, nhằm thu hút đa dạng nguồn khách từ các thị trường trọng điểm.
Theo đánh giá của các chuyên gia du lịch, trong những năm gần đây, hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa 3 địa phương Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh ngày càng được quan tâm, đặc biệt là sự phối hợp trong công tác quảng bá các sản phẩm du lịch đặc trưng cũng như các sản phẩm du lịch mới thông qua các hoạt động cụ thể. Với tiềm năng và lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và các tour, tuyến đã được khai thác, Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh đang trở thành cầu nối giữa các vùng du lịch trong cả nước. Theo đó, doanh nghiệp các địa phương cần quan tâm khai thác có hiệu quả hơn nữa hành trình kết nối thông qua đường Hồ Chí Minh huyền thoại, tạo nên sức hấp dẫn riêng cho liên kết Thanh Hóa - Nghệ An- Hà Tĩnh.
Trong quá trình liên kết, mặc dù còn nhiều khó khăn, hạn chế song bước đầu các doanh nghiệp đã “bắt tay” xây dựng các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, cung cấp cho khách du lịch sản phẩm du lịch hấp dẫn và hỗ trợ các địa phương thu hút nguồn khách từ các thị trường du lịch mới. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp, hướng tới nâng cao chất lượng dịch vụ, mang đến sự hài lòng của du khách khi trải nghiệm các tour du lịch liên kết.
Tuy nhiên, phát triển du lịch trong tình hình mới, với nhiều điều kiện thuận lợi và thách thức, để liên kết Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh đạt được các mục tiêu chung, bên cạnh việc đẩy mạnh xây dựng sản phẩm du lịch chung, doanh nghiệp các địa phương cần chú trọng tạo ra các chuỗi sản phẩm liên kết có tính đặc trưng, mang tính cạnh tranh, tạo sức hút với du khách. Cùng với đó, tích cực tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, hỗ trợ các bên tham gia khai thác sản phẩm du lịch bằng chính sách cụ thể... nhằm tạo ra sản phẩm du lịch dài ngày. Trong đó, các cơ quan quản lý Nhà nước, hiệp hội du lịch các địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa, định hướng cho các doanh nghiệp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc sắc, phù hợp với xu hướng, nhu cầu của thị trường.
Bài và ảnh: Lê Anh
{name} - {time}
-
2025-01-15 17:32:00
Hiệp hội Du lịch tỉnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025
-
2025-01-12 14:40:00
Đảm bảo an toàn tại các di tích trong mùa lễ hội đầu xuân
-
2024-11-15 09:35:00
Đẩy mạnh quảng bá tạo đột phá cho du lịch phát triển
Những điểm nổi bật ấn tượng tại khách sạn 5 sao Pullman Vũng Tàu
Thu hút khách từ thị trường các tỉnh Tây Bắc đến với Thanh Hóa bằng lợi thế và sự khác biệt
Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách
Kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên
Phát triển du lịch xanh: Chuyện không dễ (Bài cuối) - Du lịch xanh - hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất
Phát triển du lịch xanh: Chuyện không dễ (Bài 2) - Áp lực với những cơ sở tiên phong “chuyển đổi xanh”
Sun World Sầm Sơn: Thiên đường vui chơi đẳng cấp khiến giới trẻ “điên đảo”
“Cát Bà cần mở rộng không gian để thêm dư địa phát triển du lịch xanh”
Phát triển du lịch xanh: Chuyện không dễ (Bài 1) - Là lựa chọn hay yêu cầu tất yếu?