Lang Chánh với các giải pháp nâng cao chất lượng dân số
Cùng với việc phát triển kinh tế, trong những năm qua, huyện Lang Chánh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện các mục tiêu công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Cán bộ Trạm Y tế xã Đồng Lương kiểm tra sức khỏe cho người dân.
Tại xã Tân Phúc, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, triển khai các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số nên trong những năm gần đây chất lượng dân số trên địa bàn xã được cải thiện đáng kể. Ông Hà Văn Bằng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Để nâng cao chất lượng dân số, xã đã đưa những quy định cụ thể trong việc xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc vào hương ước, quy ước thôn để người dân có trách nhiệm thực hiện. Đặc biệt, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về chính sách dân số luôn được chú trọng và thực hiện linh hoạt, phù hợp với từng địa bàn thôn, bản. Ngoài việc treo băng zôn, tuyên truyền qua loa truyền thanh xã, địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền theo nhóm, lồng ghép tư vấn tại các buổi họp tổ dân phố, các đợt tiêm chủng mở rộng, tổ chức truyền thông đến các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; thành lập và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ không sinh con thứ 3, chăm sóc sức khỏe sinh sản... Hàng tháng, đội ngũ nhân viên y tế thường xuyên theo dõi và nắm bắt số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, cặp vợ chồng sinh con một bề... để tiếp cận và tuyên truyền. Nhờ đó, 3 năm trở lại đây, tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn xã giảm đáng kể; các bà mẹ thường xuyên được cán bộ trạm y tế kiểm tra sức khỏe, theo dõi tiêm phòng đầy đủ; thai nhi trong 3 tháng đầu, 3 tháng cuối được theo dõi tầm soát để sớm phát hiện và sàng lọc các dị tật bẩm sinh.
Đến khám thai định kỳ tại Trạm Y tế xã Tân Phúc, chị Lê Thị Hòa, chia sẻ: Lần mang thai trước, tôi đã được các cán bộ y tế tuyên truyền, tư vấn sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Ở lần mang thai này, tôi đã đều đặn đi khám thai và sẽ thực hiện sàng lọc sơ sinh bằng biện pháp lấy máu gót chân cho con khi bé chào đời.
Nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về công tác dân số, hàng năm, Trung tâm Y tế huyện Lang Chánh đã đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền. Đồng thời, phát huy vai trò của đội ngũ tuyên truyền viên của các tổ chức đoàn thể cấp huyện, cấp xã; đội ngũ cộng tác viên dân số; các già làng, trưởng bản, người có uy tín, trưởng dòng họ trong cộng đồng... tham gia tuyên truyền, vận động tại các thôn, bản, khu phố; lồng ghép nội dung hoạt động truyền thông vào các buổi sinh hoạt, cuộc họp thôn, tổ dân phố; đưa nội dung thực hiện tốt công tác dân số vào quy ước, hương ước để người dân thống nhất thực hiện. Nội dung tuyên truyền tập trung phổ biến Pháp lệnh Dân số, nhấn mạnh các vấn đề sửa đổi, bổ sung; sự gắn kết giữa dân số với phát triển bền vững, nâng cao chất lượng dân số, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi...; từ đó nhận thức của người dân về chăm sóc sức khỏe ngày càng được nâng lên.
Bà Phạm Thị Thường, thôn Khạt, xã Đồng Lương cho biết: "Thông qua tuyên truyền, vận động giúp tôi nâng cao kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe bản thân và chế độ ăn uống, thể dục dưỡng sinh phù hợp. Khi địa phương tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi, tôi đều tham gia, từ đó tầm soát được các bệnh thường gặp và điều trị kịp thời".
Để công tác DS-KHHGĐ đến gần dân, huyện Lang Chánh đã huy động sự tham gia của các lực lượng xã hội trong công tác tuyên truyền, đồng thời triển khai hiệu quả các hoạt động, mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số. Cụ thể, Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh đã xây dựng 6 bài viết, 24 buổi phát thanh; tổ chức 3 hội nghị nói chuyện chuyên đề về mất cân bằng giới tính khi sinh, với 150 lượt người tham dự; tổ chức 3 buổi sinh hoạt câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3 về giới tính khi sinh và bình đẳng giới, với 150 lượt người tham dự; chương trình truyền thông dân số đã tổ chức hội nghị cung cấp thông tin về dân số và phát triển cho các nhà quản lý, các tổ chức chính trị - xã hội, ngành, đoàn thể, người có uy tín của huyện, xã với 65 người tham gia; chương trình mở rộng tầm soát, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh đã truyền thông trên loa phát thanh xã 20 bài viết, với 40 buổi phát thanh; duy trì và mở rộng sinh hoạt câu lạc bộ sức khỏe tiền hôn nhân; đã thực hiện được 30 ca sàng lọc trước sinh; chương trình Mục tiêu y tế dân số đã tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên 5 cuộc với 250 người tham dự; tổ chức nói chuyện chuyên đề về mất cân bằng giới tính khi sinh 5 cuộc, với 250 người tham dự...
Đối với mô hình sàng lọc trước sinh và sơ sinh, được triển khai thường xuyên tại Bệnh viện Đa khoa huyện, đã có 1.500 bà mẹ mang thai được sàng lọc, 724 trẻ sinh ra được lấy mẫu máu sàng lọc sơ sinh, trong đó có 42 trẻ nghi ngờ thiếu men G6PD đã được thông báo cho gia đình và tư vấn đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Trung tâm Y tế huyện đã chỉ đạo trạm y tế các xã, thị trấn tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của thôn, bản về tầm quan trọng và lợi ích của việc sàng lọc trước sinh, sơ sinh giúp các bà mẹ mang thai, các bà mẹ mới sinh con hiểu biết về một số bệnh thường gặp, cách phát hiện và phòng ngừa bệnh nhằm từng bước nâng cao chất lượng dân số.
Đối với mô hình nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc ít người và can thiệp giảm tỷ lệ mắc bệnh thalassemia, đã tổ chức thực hiện các buổi truyền thông và thành lập các mô hình, câu lạc bộ tại các thôn bản; tổ chức các buổi truyền thông cho vị thành niên, thanh niên các trường THPT và THCS trên địa bàn huyện...
Với việc triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực, thời gian qua, chất lượng dân số trên địa bàn huyện Lang Chánh ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Xác định nâng cao chất lượng dân số là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, Nhân dân về công tác dân số trong tình hình mới, từ đó chuyển đổi hành vi dân số theo hướng tích cực; duy trì, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ, các mô hình: tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân; hoạt động can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; hoạt động truyền thông nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người triển khai tại cơ sở; tích cực nhân rộng các đề án, mô hình nâng cao chất lượng dân số, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn.
Bài và ảnh: Tô Hà
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:12:00
Nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông ở TP Thanh Hóa
-
2024-11-21 14:18:00
Như Thanh nỗ lực chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số
-
2024-07-29 14:44:00
Cửa Bạng chuyển mình!
Như Xuân quyết tâm xử lý các cơ sở thu mua, chế biến keo “không phép”
Rà soát bất cập khu vực giao cắt với đường sắt, giảm tai nạn giao thông
Diễn đàn tư vấn pháp lý, hỗ trợ việc làm, vay vốn cho người chấp hành án hình sự tại cộng đồng
Những cung đường mang tiêu chí “xanh” ở Hà Trung
Nỗi lo từ những tuyến đê
Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
Từ nghị quyết “mở đường” đến động lực “nâng hạng” thành thị xã Hoằng Hóa (Bài 1): Cuộc “cách mạng” ở mỗi làng quê
Nga Sơn chủ động phòng, chống thiên tai
Tiền lệ tốt để quy định không chỉ “hay trên giấy”