(Baothanhhoa.vn) - Bàn về yêu cầu của công tác lý luận trong bối cảnh hiện nay, Đảng ta đã chỉ rõ: “Lý luận phải gắn chặt với thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng và phục vụ yêu cầu phát triển đất nước”. Từ định hướng đó và qua quá trình lãnh đạo sự nghiệp dựng xây và phát triển tỉnh Thanh Hóa trong suốt 94 năm qua, đặc biệt là trong khoảng 1 thập kỷ trở lại đây, công tác lý luận luôn được Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa chú trọng triển khai, bảo đảm thiết thực và phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương.

Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29/7/1930 - 29/7/2024): Coi trọng tư duy lý luận gắn với tổng kết thực tiễn

Bàn về yêu cầu của công tác lý luận trong bối cảnh hiện nay, Đảng ta đã chỉ rõ: “Lý luận phải gắn chặt với thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng và phục vụ yêu cầu phát triển đất nước”. Từ định hướng đó và qua quá trình lãnh đạo sự nghiệp dựng xây và phát triển tỉnh Thanh Hóa trong suốt 94 năm qua, đặc biệt là trong khoảng 1 thập kỷ trở lại đây, công tác lý luận luôn được Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa chú trọng triển khai, bảo đảm thiết thực và phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương.

Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29/7/1930 - 29/7/2024): Coi trọng tư duy lý luận gắn với tổng kết thực tiễnHội nghị lần thứ 31, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (ngày 4/7/2024). Ảnh: khôi nguyên

Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030, đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nhiệm vụ và các hướng nghiên cứu, để làm cơ sở cho công tác lý luận của Đảng ta. Đây cũng là căn cứ quan trọng để Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác lý luận và định hướng nghiên cứu gắn với nhiệm vụ chính trị địa phương.

Trên cơ sở kết hợp chặt chẽ nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn; nâng cao năng lực và chất lượng dự báo, định hướng nghiên cứu trong từng thời kỳ, trong khoảng 10 năm trở lại đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo tổ chức sơ kết, tổng kết 77 chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, 21 chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy trên các lĩnh vực. Đặc biệt, đã chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ tổng kết thực tiễn lớn, tiêu biểu như: tổng kết tình hình thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước (bổ sung, phát triển năm 2011); tổng kết nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020; sơ kết nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII; sơ kết nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX...

Đặc biệt, qua công tác nghiên cứu và nhất là qua tổng kết thực tiễn, đã cung cấp những luận cứ khoa học, những bài học kinh nghiệm để phục vụ cho việc hoạch định, xây dựng các chủ trương, định hướng phát triển của tỉnh Thanh Hóa. Điển hình như là Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020, đã đề ra 4 khâu đột phá và 5 chương trình trọng tâm; đến Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, đề ra 3 khâu đột phá và 8 chương trình trọng tâm. Trên cơ sở đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành 34 nghị quyết, 47 chỉ thị và nhiều kết luận, văn bản chỉ đạo, nhằm thể chế hóa các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, việc đi sâu nghiên cứu, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc luôn được Ban Thường vụ Tỉnh ủy đặc biệt chú trọng. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh tăng cường nghiên cứu, tổng kết lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm giải đáp nhiều vấn đề thực tiễn đề ra. Điển hình như xây dựng những cơ sở khoa học có giá trị phục vụ nâng cao chất lượng cải cách hành chính, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp; giải pháp nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính theo quy mô “một cửa”, “một cửa liên thông” của cấp xã trên địa bàn tỉnh; phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, quản lý của chính quyền và quyền làm chủ của Nhân dân trong xây dựng xã NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030...

Việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển và hoàn chỉnh những luận cứ khoa học, làm cơ sở hoạch định đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực cũng luôn được quan tâm. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo tập trung nghiên cứu, đánh giá đúng tình hình thực tiễn, xây dựng các luận cứ khoa học phục vụ công tác lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh... Trong đó, đã phối hợp với các bộ, ngành ở Trung ương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/2/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040... Đặc biệt, đã phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, các ban, bộ, ngành ở Trung ương xây dựng Đề án xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trình Bộ Chính trị. Đề án với nhiều luận cứ mới, xứng đáng về vai trò, vị trí của tỉnh Thanh Hóa, về tầm nhìn, định hướng phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới theo tinh thần và nội dung Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Việc đẩy mạnh nghiên cứu lý luận trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng cũng đạt nhiều kết quả quan trọng. Trong đó, về kinh tế, tập trung nghiên cứu, xây dựng các luận cứ, quan điểm, phương hướng về cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; xây dựng và triển khai các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; xây dựng căn cứ khoa học phục vụ xây dựng môi trường kinh doanh hấp dẫn và chiến lược phát triển một số doanh nghiệp lớn, tạo ra sản phẩm chủ lực mới, chất lượng cao để nâng cao sức cạnh tranh... Về văn hóa - xã hội, tập trung nghiên cứu, đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ, chuyển đổi số vào sản xuất và đời sống; nghiên cứu, cung cấp những luận cứ khoa học làm cơ sở xây dựng, ban hành các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận trên các lĩnh vực văn hóa - xã hội, xây dựng con người Thanh Hóa trong thời kỳ mới... Về quốc phòng - an ninh, tập trung nghiên cứu kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giữa kinh tế với quốc phòng - an ninh và đối ngoại; xây dựng nền quốc phòng toàn dân với xây dựng nền an ninh Nhân dân... Về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các ban của Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và các cấp ủy đảng trong tỉnh tăng cường nghiên cứu, vận dụng những quan điểm lý luận về đổi mới hệ thống chính trị của Đảng để vận dụng vào công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng.

Một trong những phương châm trong công tác nghiên cứu lý luận là kiên trì thế giới quan, phương pháp luận khoa học và các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Qua đó, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đây cũng là một nhiệm vụ trọng tâm, được Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo trong quá trình nghiên cứu lý luận. Trong đó, tiến hành củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo 94 các cấp (nay là Ban Chỉ đạo 35) về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Hoạt động của Ban Chỉ đạo 35 các cấp ngày càng đi vào chiều sâu, đến nay toàn tỉnh có 49 Ban Chỉ đạo 35 các cấp, gồm: Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; 27/27 Ban Chỉ đạo huyện, thị xã, thành phố; 4/4 Ban Chỉ đạo đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; 17 Ban Chỉ đạo xã, thị trấn (thuộc huyện Cẩm Thủy). Đồng thời, đã xây dựng được đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên tương đối đông đảo (11 chuyên gia và trên 15.700 cộng tác viên), tích cực tham gia bảo vệ nên tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

...

Trong báo cáo “Vững bước đi lên CNXH, thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và ước vọng của toàn dân tộc”, tại Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN”. Đây chính là nguyên tắc cơ bản, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng Cộng sản Việt Nam, “không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động”.

Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29/7/1930 - 29/7/2024): Coi trọng tư duy lý luận gắn với tổng kết thực tiễnKhu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân - nơi thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hóa ngày 29/7/1930. Ảnh: T.L

Cũng bởi nắm vững tư tưởng xuyên suốt và thực hiện đúng phương châm “lý luận phải gắn chặt với thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn”, nên suốt mấy mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là trong khoảng 10 năm trở lại đây, Thanh Hóa đã có sự phát triển nhanh chóng và toàn diện trên các lĩnh vực. Sau rất nhiều nỗ lực nhằm khắc phục những tác động tiêu cực chưa từng có của đại dịch COVID-19, Thanh Hóa đã vươn lên đứng thứ 4 cả nước (sau Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh) về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân trong cùng giai đoạn 2021-2023, với con số ấn tượng 9,69% (năm 2021 đạt 9,44%, năm 2022 đạt 12,4%, năm 2023 ước đạt 7,29%) và đứng thứ 3 trong nhóm 10 tỉnh/thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước. Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2024, GRDP đạt 11,5%, xếp thứ 3 cả nước và đứng đầu nhóm 10 tỉnh/thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước. Cùng với đó, các lĩnh vực văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cũng có sự chuyển biến tích cực và đạt nhiều thành quả rất quan trọng.

Những thành tựu khả quan trên đã và đang tạo ra bước phát triển đột phá cho tỉnh Thanh Hóa; đồng thời, trở thành tiền đề căn bản để Thanh Hóa tiếp tục nỗ lực phấn đấu, nhằm tiệm cận đến các giá trị cao hơn trên thang bậc phát triển. Đó là hiện thực hóa các mục tiêu lớn, đã được Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra.

Khôi Nguyên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]