(Baothanhhoa.vn) - Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1699/QĐ–TTg, ngày 7–12–2018, về việc phê duyệt điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS), tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng KKTNS, bao gồm: Toàn bộ diện tích còn lại của huyện Tĩnh Gia (12 xã trong KKTNS cũ và các xã còn lại của huyện Tĩnh  Gia); 3 xã Yên Mỹ, Công Bình, Công Chính (Nông Cống) và 3 xã Thanh Tân, Thanh Kỳ, Yên Lạc (Như Thanh). Tổng diện tích 106.000 ha (trong đó có 66.497,57 ha đất liền, hải đảo và 39.502,43 ha mặt nước biển).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Điểm nhấn điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Nghi Sơn

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1699/QĐ–TTg, ngày 7–12–2018, về việc phê duyệt điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS), tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng KKTNS, bao gồm: Toàn bộ diện tích còn lại của huyện Tĩnh Gia (12 xã trong KKTNS cũ và các xã còn lại của huyện Tĩnh Gia); 3 xã Yên Mỹ, Công Bình, Công Chính (Nông Cống) và 3 xã Thanh Tân, Thanh Kỳ, Yên Lạc (Như Thanh). Tổng diện tích 106.000 ha (trong đó có 66.497,57 ha đất liền, hải đảo và 39.502,43 ha mặt nước biển).

Điểm nhấn điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Nghi Sơn

Hàng hóa thông qua Cảng Tổng hợp quốc tế Nghi Sơn.

Điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng KKTNS được triển khai theo phân khu (diện) và mạng lưới tuyến. Đó là, hình thành mạng lưới kết nối các khu vực đô thị, lấy khu vực đô thị trung tâm huyện Tĩnh Gia làm trung tâm tổng hợp của KKTNS, gắn với các chức năng hành chính, giáo dục, công nghiệp triển khai R&D và nhà ở đô thị. Hình thành 2 vành đai xanh dựa trên hệ thống núi rừng hiện hữu trong khu kinh tế. Vành đai thứ nhất là vùng đồi núi bao quanh vùng lõi KKTNS, gồm: Khu vực khu kinh tế cũ và khu vực đô thị trung tâm Tĩnh Gia; vành đai thứ 2 là vùng đồi núi bao quanh khu vực phía Tây và phía Đông Bắc của khu kinh tế mở rộng. Hình thành trục cảnh quan đô thị chủ đạo của khu kinh tế theo hướng Tây Bắc – Đông Nam từ đỉnh núi Các Sơn (là đỉnh núi cao nhất trong khu vực) nối thẳng vị trí quy hoạch nhà ga đường sắt trung tâm, hướng tới đảo Hòn Mê. Các không gian và điểm nhấn đô thị được tổ chức xoay quanh trục chủ đạo này. Phân vùng đất liền KKTNS được chia thành 5 khu vực. Khu Cảng Nghi Sơn và vùng phụ cận (gồm các xã: Nghi Sơn, Hải Hà, Hải Thượng, Hải Yến, Mai Lâm, Tĩnh Hải, Hải Bình) là khu vực phát triển trọng điểm của KKTNS. Trong đó, tập trung phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp phụ trợ, tổng kho dầu thô và hóa chất, các kho xăng dầu, khí hóa lỏng, cảng biển, dịch vụ logistics, hậu cần cảng và một số chức năng khác. Khu phía Nam (gồm các xã: Tùng Lâm, Tân Trường, Trường Lâm, Phú Lâm), là khu vực phát triển logistics, cảng cạn, công nghiệp phụ trợ, cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng, tổng kho dầu thô và hóa chất... Đây là khu vực trọng yếu về giao thông với Quốc lộ 1A, nút giao đường bộ cao tốc, đường sắt Bắc - Nam, ga và đường sắt cao tốc. Là khu vực cửa ngõ của tỉnh Thanh Hóa và KKTNS ở phía Nam, hình thành liên kết vùng với tỉnh Nghệ An (đặc biệt là thị xã Hoằng Mai). Khu đô thị trung tâm (gồm thị trấn Tĩnh Gia và các xã Ninh Hải, Hải Nhân, Hải Hòa, Bình Minh, Hải Thanh, Nguyên Bình, Xuân Lâm, Trúc Lâm)... Phía Tây khu đô thị trung tâm phát triển chuyên biệt về giáo dục, đào tạo và công nghiệp triển khai R&D, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Khu Đông Bắc (gồm các xã: Hải Châu, Hải An, Tân Dân, Hải Lĩnh, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Triêu Dương, Ngọc Lĩnh, Hùng Sơn, Định Hải, Anh Sơn và trung tâm khu đô thị Hải Ninh) là cửa ngõ phía Bắc của KKTNS, có dải ven biển dài 15km. Quy hoạch phát triển du lịch biển kết hợp với đô thị, phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến thủy, hải sản, tổng kho đông lạnh. Khu phía Tây gồm các xã Công Chính, Công Bình, Yên Mỹ, Các Sơn, Phú Sơn, Yên Lạc, Thanh Tân, Thanh Kỳ là khu vực phát triển du lịch sinh thái, vui chơi giải trí gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên của KKTNS với trung tâm là hồ Yên Mỹ; ngoài ra, khai thác phát triển khu công nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ, chế biến nông, lâm sản.

Tổng diện tích đất công nghiệp đến năm 2035 khoảng 9.057,9 ha, bao gồm: Khu Đông Bắc khoảng 1.720 ha; khu đô thị trung tâm khoảng 781 ha; Khu Cảng Nghi Sơn khoảng 2.733,4 ha; Khu phía Nam khoảng 1.431,5 ha; Khu phía Tây khoảng 2.392 ha. Sau năm 2035 sẽ phát triển thêm 3.000 ha đất công nghiệp về phía Tây Bắc KKTNS theo trục đường Cảng Hàng không Thọ Xuân đi KKTNS. Tổng diện tích đất phát triển các khu đô thị đến năm 2035 khoảng 6.012,7 ha, bao gồm: Đô thị Tĩnh Gia khoảng 5.573 ha; đô thị Yên Mỹ khoảng 439,7 ha. Tổng diện tích đất phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái đến năm 2035 khoảng 6.665,9 ha, bao gồm: Các khu du lịch biển khoảng 432,1 ha, các khu du lịch sinh thái khoảng 6.233,9 ha (khu sinh thái, công viên chuyên đề, sân gofl hồ Hao Hao khoảng 1.619 ha; khu sinh thái hồ Khe Sanh khoảng 92,7 ha; khu sinh thái sông Bạng khoảng 890 ha; Khu sinh thái hồ Quế Sơn 160 ha; khu sinh thái đảo Nghi Sơn khoảng 126,5 ha; khu sinh thái rừng Trường Lâm khoảng 553,9 ha; khu sinh thái sân gofl hồ Khe Tuần, hồ Kim Giao 1 khoảng 455 ha; khu sinh thái sân gofl hồ Yên Mỹ khoảng 101,7 ha; khu sinh thái hồ Khe Lau khoảng 337 ha; khu vui chơi giải trí cao cấp đảo Hòn Mê khoảng 238 ha) và các điểm du lịch nhỏ lẻ khác, với nhiều loại hình đa dạng, như: Du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái rừng, hồ, du lịch sinh thái tâm linh... Tổng diện tích đất phát triển cảng đến năm 2035 khoảng 741,2 ha, bao gồm: Bến thủy nội địa - khu Đông Bắc khoảng 6,2 ha; bến cảng – khu Cảng Nghi Sơn khoảng 735 ha.

Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật, đường bộ: Nâng cấp mở rộng tuyến đường Cảng Hàng không Thọ Xuân đi KKTNS, đường Nghi Sơn – Bãi Trành; đường 525, đường 51, đường 529, xây dựng đường mới cao tốc Bắc Nam, tuyến đường bộ ven biển, đường nối Quốc lộ 1A đi Cảng Hàng không Thọ Xuân đi KKTNS, bố trí các nút giao thông và các tuyến đường gom bảo đảm theo quy định. Đường sắt: Xây mới ga trung chuyển tại xã Trường Lâm thay thế ga Khoa Trường và ga Trường Lâm kết hợp cảng cạn Depot–ICD và trung tâm logistics; nâng cấp mở rộng ga Văn Trai (tại xã Hải Nhân) hiện tại thành ga hành khách chính nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách cho KKTNS; xây dựng đường sắt nối từ ga hàng hóa tại Cảng Nghi Sơn ra ga trung chuyển tại xã Trường Lâm qua hầm chui núi Bằng Me, núi Thung; xây dựng đường sắt tại cảng biển tiếp giáp với Khu bến cảng Container số 2; xây dựng ga hành khách đường sắt cao tốc Bắc - Nam tại xã Phú Lâm. Mở rộng khu bến cảng Container số 2 về phía Đông và phía Nam hết vùng nước tỉnh Thanh Hóa; mở rộng thêm cảng biển từ phía Bắc Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đến giáp đường Đông Tây 2; xây dựng khu phát triển dịch vụ logistics; nạo vét luồng cảng và nâng cấp cầu cảng Nghi Sơn đáp ứng cỡ tàu từ 70.000 DWT – 100.000 DWT... Hàng không: sử dụng Sân bay Thọ Xuân, khoảng cách đến KKTNS khoảng 65 km... Đối với các khu dân cư hiện trạng đã tương đối ổn định, khi phát triển xen cấy bổ sung xây dựng thêm công trình hoặc cải tạo, nâng cấp công trình cũ cần quản lý cao độ nền. Thoát nước mưa: Dùng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, thiết kế cống tự chảy và thoát ra nguồn tiếp nhận gần nhất; mạng lưới thoát nước trải đều theo mạng lưới đường. Nguồn cấp nước: Giai đoạn đầu đến năm 2025 nhu cầu dùng nước 284.000 m3/ngày đêm, sẽ lấy nước từ các hồ sông Mực, Yên Mỹ, Đồng Chùa, Hao Hao và Cửa Đạt. Giai đoạn dài hạn đến năm 2035, nhu cầu dùng nước 385.000 m3/ngày đêm, lấy từ nguồn nước hồ Bái Thượng, sông Mực, Yên Mỹ, Đồng Chùa, Hao Hao. Giai đoạn đến năm 2025: Nâng cấp nhà máy nước sạch hiện có tại hồ Đồng Chùa từ 60.000 m3/ngày đêm lên 90.000 m3/ngày đêm; nhà máy nước sạch tại hồ Quế Sơn công suất 60.000 m3/ngày đêm; xây dựng nhà máy nước tại hồ Hao Hao công suất 105.000 m3/ngày đêm; xây dựng Nhà máy nước Tân Dân công suất 20.000 m3/ngày đêm; nâng cấp nhà máy nước tại xã Thăng Thọ, huyện Nông Cống (nằm ngoài KKTNS) công suất từ 15.000 m3/ngày đêm lên 40.000 m3/ngày đêm. Giai đoạn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050: Nâng cấp nhà máy nước tại hồ Hao Hao công suất 105.000 m3/ngày đêm lên 125.000 m3/ngày đêm; nâng cấp nhà máy nước tại xã Thăng Thọ (Nông Cống) công suất 40.000 m3/ngày đêm lên 80.000 m3/ngày đêm; nâng cấp Nhà máy nước Tân Dân công suất 20.000 m3/ngày đêm lên 30.000 m3/ngày đêm. Đầu tư xây dựng thêm hệ thống công trình lấy, dẫn và chứa nước từ hồ Cửa Đạt về KKTNS. Đồng thời, quy hoạch việc đầu tư xây dựng các công trình cấp điện, thoát nước thải, vệ sinh môi trường, thông tin liên lạc. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư, công nghiệp: Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp số 1, 2, 3, 4, 5, 6 nhằm đáp ứng nhu cầu đất công nghiệp giai đoạn trước mắt; xúc tiến đầu tư giai đoạn 2 Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, tổng kho dầu thô, hóa chất...; đầu tư hạ tầng kỹ thuật thiết yếu khu vực phía Tây đô thị trung tâm nhằm kêu gọi đầu tư xây dựng khu đào tạo, nghiên cứu và công nghiệp triển khai R&D.

Bài và ảnh: Xuân Hùng


Bài Và Ảnh: Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]