(Baothanhhoa.vn) - Để chăn nuôi phát triển bền vững, huyện Thạch Thành đã chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi một phần đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế thấp nhằm tạo quỹ đất phát triển trang trại tập trung, quy mô lớn và trồng cỏ, ngô sinh khối, kết hợp với công nghệ chế biến thức ăn thô xanh hỗn hợp để phát triển chăn nuôi. Đồng thời, khuyến khích chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, áp dụng các biện pháp xử lý chất thải như làm bể sục khí, xây dựng hầm biogas, sử dụng chế phẩm sinh học... góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Thạch Thành phát triển chăn nuôi gắn với phòng, chống dịch bệnh

Để chăn nuôi phát triển bền vững, huyện Thạch Thành đã chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi một phần đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế thấp nhằm tạo quỹ đất phát triển trang trại tập trung, quy mô lớn và trồng cỏ, ngô sinh khối, kết hợp với công nghệ chế biến thức ăn thô xanh hỗn hợp để phát triển chăn nuôi. Đồng thời, khuyến khích chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, áp dụng các biện pháp xử lý chất thải như làm bể sục khí, xây dựng hầm biogas, sử dụng chế phẩm sinh học... góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Thạch Thành phát triển chăn nuôi gắn với phòng, chống dịch bệnhTrang trại chăn nuôi lợn tại xã Thành Long.

Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất, các xã, thị trấn cũng phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện thực hiện chuyển giao, hướng dẫn người dân quy trình kỹ thuật phối giống nhân tạo để tạo ra giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao như bò lai sind, Brahman, bò Úc, trâu Mura...

Tại các xã, thị trấn cũng đã phát động phong trào thành lập các nhóm hộ, tổ hợp tác, HTX chăn nuôi để tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi trao đổi kinh nghiệm, học hỏi kỹ thuật và hỗ trợ về đầu ra của sản phẩm. Bên cạnh đó, hướng dẫn người dân tận thu các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp trên địa bàn như ngô, lúa, đậu, vỏ đầu tôm, cá... sử dụng thức ăn tự nghiền, phối trộn để giảm chi phí sản xuất. Trước khó khăn do đầu ra của các sản phẩm chăn nuôi không ổn định, huyện đã chú trọng việc tạo điều kiện thuận lợi, thu hút doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người dân.

Xác định công tác phòng, chống dịch bệnh là giải pháp quan trọng để phát triển chăn nuôi bền vững, huyện Thạch Thành đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch gia súc, gia cầm với mục tiêu kịp thời phát hiện dịch bệnh, khống chế và bao vây dịch khi còn ở diện nhỏ, hẹp; tuyệt đối không để dịch bệnh lây lan. Hằng năm, huyện chú trọng tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho người dân xây dựng chuồng trại, xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải... nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường trong chăn nuôi. Để ứng phó với các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, nhất là ngăn chặn việc tái nhiễm dịch tả lợn châu Phi vào địa bàn, những tháng đầu năm 2023, huyện đã cấp cho các xã, thị trấn 1.825 lít hóa chất để phun tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, chuồng trại, đường làng, ngõ xóm, bãi chăn thả; chú trọng tổ chức thực hiện công tác tiêm phòng vắc-xin đúng kế hoạch.

Công tác quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm cũng được huyện thực hiện nghiêm túc. Đội Cơ động liên ngành được thành lập, thực hiện kiểm tra tại các cơ sở giết mổ, chăn nuôi gia súc, gia cầm, kinh doanh thuốc thú y... nghiêm túc xử phạt các cơ sở chưa đảm bảo điều kiện về kiểm soát, trang thiết bị phục vụ giết mổ theo hướng dẫn của cán bộ thú y... Phối hợp với Chi cục Chăn nuôi thú y kiểm soát, xử lý xe vận chuyển gia súc, gia cầm không có giấy kiểm dịch động vật, không chấp hành dừng kiểm tra tại chốt đầu mối giao thông.

Với những kết quả đạt được, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thạch Thành Hoàng Văn Hùng cho biết: Huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi, chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa nhằm tạo quỹ đất liền kề để giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân... đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại; xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, tạo đầu ra cho sản phẩm ổn định và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, tăng cường công tác chuyển giao khoa học- kỹ thuật, nhân rộng các mô hình, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động giám sát dịch bệnh tại cơ sở. Đồng thời, quản lý chặt chẽ việc sử dụng các chất cấm trong thức ăn chăn nuôi, thực hiện chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, áp dụng quy trình VietGAP, chuẩn bị các điều kiện thực hiện công tác tiêm phòng vắc-xin đợt 2 năm 2023 theo đúng kế hoạch.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]