Vụ đông 2023-2024, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng 47.000 ha, giá trị sản xuất đạt trên 3.525 tỷ đồng trở lên. Để hoàn thành mục tiêu sản xuất, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã giảm dần các cây trồng truyền thống để trồng các loại cây rau màu giá trị cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường, áp dụng khoa học - kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm...

Tăng giá trị trong sản xuất vụ đông

Vụ đông 2023-2024, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng 47.000 ha, giá trị sản xuất đạt trên 3.525 tỷ đồng trở lên. Để hoàn thành mục tiêu sản xuất, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã giảm dần các cây trồng truyền thống để trồng các loại cây rau màu giá trị cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường, áp dụng khoa học - kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm...

Tăng giá trị trong sản xuất vụ đôngNgười dân xã Hoằng Giang (Hoằng Hóa) chăm sóc cây trồng vụ đông.

Những ngày thời tiết thuận lợi, huyện Hoằng Hóa đã chỉ đạo người dân ở các xã, thị trấn nhanh chóng thu hoạch diện tích sản xuất lúa thu mùa để tạo quỹ đất gieo trồng cây trồng vụ đông. Là địa phương có truyền thống sản xuất vụ đông nên người dân đã có kinh nghiệm sản xuất, chủ động đưa các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, như: dưa bao tử, dưa chuột, ớt, bí xanh, cà chua, rau đậu các loại, khoai tây, khoai lang... Bên cạnh đó, đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai, thuê, mượn đất để sản xuất vụ đông, phấn đấu gieo trồng từ 3.780 ha trở lên. Huyện đã chỉ đạo Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức tập huấn, khuyến cáo các biện pháp kỹ thuật thâm canh, sản xuất nông sản an toàn, hướng dẫn người dân đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng đúng thời vụ. Xác định khoa học - kỹ thuật là “chìa khóa” để nâng cao hiệu quả sản xuất, huyện đã chỉ đạo các xã, HTX hướng dẫn người dân sản xuất các loại rau, quả trong nhà lưới, sử dụng phân bón sinh học, sử dụng nhà màng phủ nông nghiệp trong trồng dưa hấu, lạc, trồng cà chua bằng giống ghép, làm bầu đối với bí xanh, su hào, ươm cây giống đối với ớt... Bên cạnh đó, nhiều HTX dịch vụ nông nghiệp không chỉ làm tốt nhiệm vụ làm “cầu nối” giữa người dân và doanh nghiệp mà còn chủ động thu mua sản phẩm để người dân yên tâm sản xuất.

Để nâng cao giá trị sản xuất vụ đông, bên cạnh việc áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc, áp dụng khoa học thì các địa phương cũng cần chủ động trong việc tìm kiếm doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm.

Vụ đông 2023-2024, toàn tỉnh sẽ có khoảng 25 đến 30 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư liên kết sản xuất...

Với đặc thù về vị trí địa lý, thổ nhưỡng, trình độ sản xuất của từng vùng, mỗi địa phương trong tỉnh đang lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp để nâng cao giá trị trong sản xuất vụ đông. Năm nay, hầu hết các địa phương đều tiếp tục phát triển sản xuất vụ đông theo định hướng nâng cao giá trị kinh tế. Do đó, những vùng sản xuất tập trung, chuyên canh được các địa phương ưu tiên gieo trồng có lợi thế, như: ngô, đậu tương, khoai tây, khoai lang, rau đậu các loại... Và các loại cây trồng có thị trường tiêu thụ tốt, ổn định, ưu tiên các sản phẩm tiêu thụ, chế biến nội địa như: khoai tây chế biến, dưa chuột, bí xanh, bí ngô, hành, tỏi... Bên cạnh việc chú trọng sử dụng các loại giống có năng suất, chất lượng cao, các địa phương cần thực hiện tốt công tác điều tra, dự tính dự báo để phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh và chủ động trong công tác phòng trừ, như: sâu keo mùa thu, sâu đục quả, sâu cuốn lá... và hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng. Bên cạnh những thuận lợi thì việc thiếu hụt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, thị trường tiêu thụ không ổn định, nỗi lo “được mùa, mất giá” vẫn là những khó khăn mà người dân phải đối mặt.

Để nâng cao giá trị sản xuất vụ đông, bên cạnh việc áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc, áp dụng khoa học thì các địa phương cũng cần chủ động trong việc tìm kiếm doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Ông Trịnh Đức Hùng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thiệu Hóa cho biết: Ngay sau khi xây dựng kế hoạch sản xuất vụ đông, huyện đã có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người dân; hình thành các chuỗi liên kết sản xuất với những nông sản đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhất là, tập trung sản xuất các loại nông sản có khả năng bảo quản, tiêu thụ nội địa tốt như ngô hạt, cây thức ăn chăn nuôi, rau màu...

Vụ đông 2023-2024, toàn tỉnh sẽ có khoảng 25 đến 30 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư liên kết sản xuất, như: Công ty Giống cây trồng Trung ương, Công ty CP Nông nghiệp quốc tế An Việt, HTX tiêu thụ sản phẩm Toàn Năng Thái Bình...

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]