(Baothanhhoa.vn) - Việc hỗ trợ nhà ở cho gia đình có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo là việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện trách nhiệm và đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa” và “Thương người như thể thương thân”, không ai bị bỏ lại phía sau. Phóng viên (PV) Báo Thanh Hóa đã có cuộc phỏng vấn với đồng chí Võ Minh Khoa, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa về vấn đề này.

Thanh Hóa chung tay “xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Việc hỗ trợ nhà ở cho gia đình có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo là việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện trách nhiệm và đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa” và “Thương người như thể thương thân”, không ai bị bỏ lại phía sau. Phóng viên (PV) Báo Thanh Hóa đã có cuộc phỏng vấn với đồng chí Võ Minh Khoa, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa về vấn đề này.

Thanh Hóa chung tay “xóa nhà tạm, nhà dột nát”

-PV: Những năm qua, công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) đã trở thành một phong trào rộng khắp, là “điểm sáng” của công tác giảm nghèo bền vững, xin ông hãy cho biết kết quả của công tác này tại Thanh Hóa?

Đồng chí Võ Minh Khoa: Việc XNT, NDN là tiêu chí quan trọng để giảm nghèo bền vững và thực hiện tiêu chí về XDNTM. Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm, kịp thời triển khai đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình giảm nghèo gắn với XDNTM.

Với quyết tâm chính trị cao, ngày 30/3/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22 về cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025. Mục tiêu phấn đấu đến ngày 30/9/2025 toàn tỉnh có ít nhất 5.000 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở. Đây là một chủ trương đúng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thực tiễn cao, hợp ý Đảng, lòng dân, thiết thực giúp các hộ nghèo có điều kiện “an cư” để “lạc nghiệp”, cùng nhau vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống và xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Đồng thời thể hiện sự quan tâm, chăm lo của cấp ủy đảng, chính quyền và toàn xã hội đối với các hộ nghèo, giúp họ ổn định chỗ ở, yên tâm lao động, qua đó thắt chặt mối liên hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Niềm vui, hạnh phúc được nhân lên khi các hộ nghèo được dọn đến ngôi nhà mới trong dịp tết đến, xuân về. Đây cũng chính là động lực để các cấp chính quyền nỗ lực, vận động doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tổ chức xã hội chung tay XNT, NDN. Kết quả từ năm 2015 đến năm 2023, toàn tỉnh đã vận động, hỗ trợ làm được gần 17.000 căn nhà Đại đoàn kết. Đây là kết quả quan trọng, là thành tích cao trong phong trào “Vì người nghèo” của tỉnh và là động lực tích cực thực hiện mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo.

Đặc biệt, “Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đồng bào sinh sống trên sông” đã mang lại hiệu quả tích cực, thể hiện sự nhân văn sâu sắc, tính chủ động, sáng tạo trong việc áp dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách giảm nghèo tại Thanh Hóa. Các địa phương có đồng bào sinh sống trên sông đã quy hoạch, đầu tư hạ tầng, bố trí cấp đất ở và hỗ trợ kinh phí làm nhà. Đến nay, MTTQ tỉnh đã hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 182 hộ sinh sống trên sông, mức 50 triệu đồng/hộ, với tổng kinh phí là 9,1 tỷ đồng. Đồng thời, để giúp các hộ dân vừa tái định cư sớm ổn định cuộc sống chính quyền các địa phương đã quan tâm thực hiện các chế độ, chính sách đảm bảo an sinh xã hội, như bố trí đất sản xuất, phối hợp với các doanh nghiệp tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động trong độ tuổi; đảm bảo các chính sách về BHYT; quan tâm, hỗ trợ cho các em trong độ tuổi đến trường...

- PV: Không thể không nói đến những cách làm hay, sáng tạo tại các địa phương, tạo nên sự lan tỏa và hiệu quả của phong trào. Ông có thể chia sẻ thêm về điều này?

Đồng chí Võ Minh Khoa: Đạt được kết quả đó, các địa phương đã thể hiện nỗ lực và quyết tâm cao nhất, huy động sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị, cộng đồng xã hội. Công tác vận động được tổ chức đa dạng, linh hoạt thông qua các chương trình, sự kiện, hoạt động nhân dịp các ngày lễ lớn, dịp kỷ niệm trong năm nhằm kêu gọi, vận động các nguồn lực ủng hộ xây dựng nhà cho hộ nghèo, hộ khó khăn, đặc biệt là trong Tháng cao điểm “Vì người nghèo” hàng năm. Ngoài vận động các doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong tỉnh, tranh thủ tối đa nguồn ủng hộ của các mạnh thường quân, con em Thanh Hóa đang sinh sống, lao động, học tập trên mọi miền Tổ quốc và ở nước ngoài; các doanh nghiệp... Bên cạnh nguồn ủng hộ mang tính chất kích cầu, MTTQ các cấp đã có nhiều hình thức vận động gia đình, dòng họ, khu dân cư ủng hộ bằng ngày công lao động, nguyên vật liệu... Một số địa phương làm tốt là: Thiệu Hóa, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Mường Lát, Thạch Thành...

Thanh Hóa chung tay “xóa nhà tạm, nhà dột nát”Những ngôi nhà được xây dựng cho đồng bào sinh sống trên sông tại thôn Lam Đạt, xã Thiệu Vũ, Thiệu Hóa.

Hầu hết các đơn vị, địa phương thực hiện chương trình vận động, hỗ trợ bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng và minh bạch, đúng quy định phù hợp với phong tục, tập quán và điều kiện thực tiễn và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Từ đó, hỗ trợ trực tiếp đến từng hộ gia đình để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tự tổ chức xây dựng nhà ở; hộ gia đình được hỗ trợ nhà ở, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

- PV: Chỉ thị số 22-CT/TU đề ra mục tiêu đến ngày 30/9/2025, có 5.000 hộ trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ nhà ở. Giải pháp để thực hiện mục tiêu này trong thời gian tới như thế nào, thưa ông?

Đồng chí Võ Minh Khoa: Theo số liệu thống kê, hiện tỉnh ta còn khoảng 18.000 hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn cần hỗ trợ về nhà ở. Vì vậy, công tác XNT, NDN là nhiệm vụ rất quan trọng, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trước hết là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, cơ sở. Do vậy, để triển khai tốt việc huy động các nguồn lực đầu tư để XNT, NDN Thanh Hóa đã triển khai các giải pháp đồng bộ và quyết liệt.

Thành lập Ban chỉ đạo “Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025” và xây dựng Kế hoạch số 05-KH/BCĐ về thực hiện cuộc vận động. Trong đó quy định rõ, đối tượng được hỗ trợ là hộ gia đình chính sách khó khăn về nhà ở; hộ nghèo khó khăn về nhà ở; hộ khó khăn về nhà ở do thiên tai, bão lũ, hỏa hoạn... Các đối tượng này đang sử dụng đất hợp pháp, hợp lệ, không tranh chấp và được UBND cấp xã xác nhận đủ điều kiện xây dựng nhà ở. Đồng thời, đề ra mục tiêu phấn đấu trong năm 2024 vận động hỗ trợ xây dựng được ít nhất 3.000 căn nhà. Từ ngày 1/1/2025 đến 30/9/2025, phấn đấu hỗ trợ xây dựng được ít nhất 2.000 căn nhà.

Để cuộc vận động thu hút sự tham gia của các tầng lớp Nhân dân, tạo được sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung, mục đích, ý nghĩa của Chỉ thị số 22-CT/TU. Theo đó, từng địa phương, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tổ chức, nhà hảo tâm, doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân phát huy tinh thần “Tương thân, tương ái”, chung tay, góp sức giúp đỡ, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở sớm có nhà ở ổn định, an toàn. Tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, bà con trong dòng họ phải chủ động chuẩn bị mặt bằng, tham gia đóng góp nhân lực, ngày công, huy động thêm các nguồn kinh phí hợp pháp khác để hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa nhà ở. Kịp thời phát hiện, biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu, những mô hình hay, cách làm hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.

Thường xuyên kiện toàn ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp, phân công nhiệm vụ phù hợp và động viên các thành viên nỗ lực tham gia vào hoạt động của ban vận động để nâng cao hiệu quả công tác vận động ủng hộ người nghèo, các nội dung gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh”. Song song với đó, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, chủ động vươn lên thoát nghèo của hộ gia đình nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn.

Việc vận động dựa trên tinh thần tự nguyện, tự giác, linh hoạt, sáng tạo. Phát huy truyền thống “tương thân, tương ái”, không để ai bị bỏ lại phía sau.

- PV: Bên cạnh sự nỗ lực của các cấp, ngành, theo đồng chí cần có thêm sự “trợ lực” nào nữa để hoàn thành mục tiêu?

Đồng chí Võ Minh Khoa: Bên cạnh sự nỗ lực của các cấp, ngành, để hoàn thành mục tiêu đã đề ra cần phải có sự đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân; sự chủ động, quyết tâm cố gắng của hộ nghèo, hộ khó khăn để mỗi căn nhà mang tên “Đại đoàn kết” không chỉ đơn thuần là chỗ ở, mà còn thể hiện sự sẻ chia, chung sức, đồng lòng của cộng đồng, trách nhiệm của xã hội, gửi gắm niềm tin, tạo động lực cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, từng bước thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng.

Vân Anh (thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]