(Baothanhhoa.vn) - Tỉnh Thanh Hóa đã xác định 12 sản phẩm nông nghiệp chủ lực (SPNNCL). Trong đó, có 6 sản phẩm nằm trong danh mục SPNNCL quốc gia, 6 SPNNCL của tỉnh. Để đạt mục tiêu đưa các SPNNCL ra thị trường trong nước và quốc tế, xây dựng và phát triển các thương hiệu cho các SPNNCL, những năm qua, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương đã chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các SPNNCL.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực

Tỉnh Thanh Hóa đã xác định 12 sản phẩm nông nghiệp chủ lực (SPNNCL). Trong đó, có 6 sản phẩm nằm trong danh mục SPNNCL quốc gia, 6 SPNNCL của tỉnh. Để đạt mục tiêu đưa các SPNNCL ra thị trường trong nước và quốc tế, xây dựng và phát triển các thương hiệu cho các SPNNCL, những năm qua, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương đã chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các SPNNCL.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực

Sản phẩm rau, quả được sản xuất theo hướng công nghệ cao tại xã Nga Thành (Nga Sơn).

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, ngành nông nghiệp, cùng các huyện, thị xã, thành phố đã và đang xây dựng, thực hiện các giải pháp phát triển theo từng lĩnh vực, từng sản phẩm cụ thể. Đơn cử như sản phẩm thịt lợn, với tổng đàn khoảng 1,2 triệu con, Thanh Hóa là tỉnh có tổng đàn lợn nhiều đứng thứ 4 của cả nước, giá trị sản xuất thịt lợn chiếm 35,8% tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh. Vì vậy, đây được xác định là 1 trong 6 sản phẩm nằm trong danh mục SPNNCL quốc gia. Thanh Hóa kỳ vọng đến năm 2025, sẽ có 65% sản lượng thịt lợn sản xuất ra cung cấp cho thị trường trong tỉnh, đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh, 35% sản lượng thịt lợn cung cấp ra tỉnh ngoài; có 2 sản phẩm thịt lợn được chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh từ 3 - 4 sao. Để đạt được lộ trình phát triển này, thời gian qua, các sở, ngành, địa phương đã và đang thực hiện các giải pháp tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm thịt lợn, như: chuyển dần chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi khép kín từ con giống, thức ăn, chế biến, đến tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng và hướng tới xuất khẩu. Thu hút kêu gọi doanh nghiệp đầu tư nhà máy giết mổ và các cơ sở chế biến thịt gia súc, gia cầm có công nghệ, thiết bị hiện đại và khép kín, như: dây chuyền giết mổ, làm chín, đóng gói chân không thịt gà; dây chuyền giết mổ thịt lợn mảnh; hệ thống kho lạnh cấp đông đảm bảo yêu cầu công nghệ; trang thiết bị kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Với diện tích gieo trồng hàng năm đạt 50.600 ha, sản lượng đạt 580.700 tấn/năm, giá trị sản xuất ước đạt 2.100 tỷ đồng/năm, chiếm 15% giá trị sản xuất ngành trồng trọt, rau, quả là sản phẩm có tiềm năng và khả năng cạnh tranh lớn đối với thị trường trong nước và xuất khẩu. Do đó, ngành nông nghiệp đã định hướng cho các địa phương nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm thông qua việc tập trung thực hiện các giải pháp, như: du nhập, tuyển chọn được giống rau, quả mới vào sản xuất; ứng dụng thành công công nghệ nhà kính, nhà màng để sản xuất rau, quả an toàn theo quy trình VietGAP. Đẩy mạnh việc đưa các giống cây trồng mới có năng suất và chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất. Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến rau, quả gắn với phát triển vùng nguyên liệu. Nhân rộng và phát triển các chuỗi liên kết giữa các HTX, doanh nghiệp, các cửa hàng tiêu thụ rau, quả an toàn và các nhà máy chế biến. Xây dựng phần mềm, cơ sở dữ liệu, website kết nối người sản xuất đến người tiêu dùng theo hướng thương mại điện tử. Đưa các sản phẩm rau, quả tham gia các hội chợ, triển lãm kết nối cung cầu, giới thiệu sản phẩm.

Hiện toàn tỉnh đã xây dựng được 97 vùng sản xuất rau, quả tập trung; diện tích rau được sản xuất theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh đạt 8.560 ha, chiếm 17% diện tích rau, quả của toàn tỉnh. Toàn tỉnh đã thu hút được 25 doanh nghiệp chế biến rau, quả, với tổng công suất gần 110.000 tấn/năm; xây dựng 219 chuỗi cung ứng rau, quả an toàn. Đã có khoảng 30% rau an toàn cung cấp cho các thành phố lớn phía Bắc và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Với việc chú trọng thực hiện hiệu quả các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, kỳ vọng các SPNNCL của tỉnh sẽ hội nhập cùng sản xuất nông nghiệp trong nước và quốc tế.

Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]