(Baothanhhoa.vn) - Để giải quyết vấn đề sản xuất nhỏ lẻ, Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5-7-2018 của Chính phủ ra đời chính là động lực để các HTX đẩy mạnh đầu tư theo mô hình chuỗi giá trị. Tuy nhiên, đến nay nhiều doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn khó khăn trong tổ chức liên kết, tiêu thụ sản phẩm và quá trình tiếp cận chính sách trong nghị định này.

Để liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là nhân tố phát triển nông nghiệp bền vững (Bài 2): Những khó khăn trong tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Để giải quyết vấn đề sản xuất nhỏ lẻ, Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5-7-2018 của Chính phủ ra đời chính là động lực để các HTX đẩy mạnh đầu tư theo mô hình chuỗi giá trị. Tuy nhiên, đến nay nhiều doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn khó khăn trong tổ chức liên kết, tiêu thụ sản phẩm và quá trình tiếp cận chính sách trong nghị định này.

Để liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là nhân tố phát triển nông nghiệp bền vững (Bài 2): Những khó khăn trong tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Mô hình liên kết sản xuất lúa giống của HTX Dịch vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Xuân Minh (Thọ Xuân) với Tập đoàn Thaibinh Seed cho hiệu quả kinh tế cao.

Nhiều hợp đồng liên kết, tiêu thụ nông sản chưa bền vững

Qua tìm hiểu, thực tế liên kết sản xuất ở các địa phương trong tỉnh hiện nay tồn tại một vấn đề là các hợp đồng liên kết giữa người dân – HTX - doanh nghiệp vẫn còn thiếu bền vững, ràng buộc pháp lý chưa cao. Các bên tham gia còn thiếu tin tưởng, chia sẻ với nhau, nhất là trong thời điểm giá cả thị trường có sự biến động. Và thực tế đã có không ít câu chuyện về sự đứt gãy của chuỗi liên kết khi doanh nghiệp tự phá vỡ hợp đồng với người dân, HTX hoặc ngược lại, nông dân cũng vì lợi nhuận trước mắt mà sẵn sàng phá vỡ hợp đồng, không thực hiện theo ký kết.

Chia sẻ về điều này, bà Đỗ Thị Hoa, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Xuân Minh (Thọ Xuân), cho biết: Dù đã nhiều năm cố gắng nhưng đến nay, HTX vẫn chưa thực sự xây dựng được chuỗi liên kết chặt chẽ vì giá nông sản luôn biến động theo thị trường, khi thương lái trả cao hơn một chút, nông dân sẵn sàng bán ra bên ngoài khiến HTX khó đảm bảo về sản lượng khi ký kết hợp đồng với doanh nghiệp. Năm 2020, HTX ký kết cung cấp sản phẩm ngô ngọt cho Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Hà Trung. Sau đó, HTX tổ chức liên kết sản xuất và ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với diện tích 30 ha trồng ngô ngọt với các hộ dân. Khi đến vụ thu hoạch, giá ngô ngọt ngoài thị trường cao hơn so với hợp đồng ký kết, người dân đem sản phẩm bán cho thương lái, HTX không thu mua được sản phẩm để cung cấp cho doanh nghiệp theo hợp đồng. Do không cấp được sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết, Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Hà Trung đã phạt HTX 36 triệu đồng. Vì vậy, để bảo đảm hợp đồng không bị đứt gãy, HTX đã tích tụ ruộng đất, chủ động sản xuất bảo đảm từ 70 đến 80% sản lượng khi tham gia liên kết sản xuất với doanh nghiệp.

HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Hoằng Hợp (Hoằng Hóa) chuyên sản xuất các loại rau, củ, quả theo tiêu chuẩn VietGAP để cung cấp cho một số bếp ăn tập thể và siêu thị, trường học trên địa bàn TP Thanh Hóa và các địa phương lân cận. Trong quá trình liên kết bao tiêu sản phẩm, HTX cũng gặp phải tình trạng doanh nghiệp đơn phương cắt hợp đồng mà không biết nguyên nhân. Ông Tào Ngọc Hải, Chủ tịch HĐQT HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Hoằng Hợp, cho biết: Lâu nay, thông qua hợp đồng, HTX cung cấp rau, quả an toàn cho Siêu thị Coo.p Mart Thanh Hóa. Nhưng từ năm 2020 đến nay, siêu thị này ngừng thu mua rau, quả của HTX để bày bán mà không cho chúng tôi biết rõ nguyên nhân để khắc phục và tiếp tục hợp tác. Cũng trong thực hiện hợp đồng cung cấp rau, quả an toàn, hiện Khách sạn Lam Kinh còn nợ HTX hơn 300 triệu đồng. HTX đã nhiều lần đi hỏi nhưng Khách sạn Lam Kinh thay đổi liên tục số máy khiến HTX rất khó có khả năng thu hồi nợ.

Vẫn còn “vùng trắng” trong tiếp cận chính sách

Tại huyện Ngọc Lặc, sau 5 năm trên địa bàn huyện chưa có doanh nghiệp, HTX, liên HTX, cá nhân, hộ gia đình được hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 98/2018/NĐ-CP. Qua tìm hiểu, nguyên nhân được các HTX đưa ra là hồ sơ để đề nghị hỗ trợ còn rất phức tạp, các quy định chưa rõ ràng và chưa phù hợp với thực tế địa phương. Phó giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Kiên Thọ - ông Phạm Văn Kiên cho biết: Muốn nhận được hỗ trợ, các bên tham gia liên kết phải có dự án sản xuất phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. HTX có giấy chứng nhận hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường... Mặc dù, HTX đã có doanh nghiệp đến liên kết và cam kết bao tiêu sản phẩm dưa vàng theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhưng sau một thời gian, doanh nghiệp không liên kết bao tiêu sản phẩm với HTX nữa và sản phẩm dưa vàng hiện nay vẫn chủ yếu tiêu thụ qua thương lái. Chính vì vậy mà HTX không bảo đảm điều kiện về thời gian liên kết theo quy định để được hỗ trợ chính sách từ Nghị định 98.

Sau khi Nghị định 98/NĐ-CP ban hành, UBND huyện Thạch Thành đã tích cực tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân và hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, HTX, người sản xuất tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị định 98/NĐ-CP trên địa bàn huyện Thạch Thành không có tổ chức, cá nhân được hỗ trợ tư vấn xây dựng liên kết và hỗ trợ máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Theo ông Hoàng Minh Sơn, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Thành, doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất trên địa bàn còn thiếu và chưa mang lại hiệu quả; sản xuất chưa theo quy hoạch gây nên tình trạng được mùa rớt giá làm ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các chính sách liên kết sản xuất theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP. Bên cạnh đó, các bên tham gia liên kết khó đáp ứng điều kiện đảm bảo thời gian liên kết ổn định tối thiểu 3 đến 5 năm theo yêu cầu của Nghị định 98.

Trên địa bàn huyện Thạch Thành chủ yếu là các tổ chức, cá nhân tự liên kết sản xuất theo mùa, vụ, chu kỳ ngắn; hợp đồng liên kết chưa chặt chẽ, còn thiếu bền vững, trong khi liên kết theo chuỗi thường ngắn (2 - 3 khâu một chuỗi), qua nhiều khâu trung gian, hiệu quả chưa rõ ràng. Ngoài ra, các doanh nghiệp, HTX nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất tập trung cũng như việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng dẫn tới hạn chế trong việc tham gia chuỗi liên kết sản xuất.

Theo Chi cục Phát triển nông thôn, việc triển khai các chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất theo nội dung Nghị định 98/2018/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh chủ yếu từ nguồn kinh phí lồng ghép qua chính sách hỗ trợ tái cơ cấu; các chương trình, dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong khi các dự án liên kết lại thực hiện theo giai đoạn 3 đến 5 năm. Vì vậy, nguồn vốn chi khác nhau dẫn đến quá trình đăng ký phân bổ vốn từng năm cũng như khâu giải ngân kinh phí hỗ trợ gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, mỗi chương trình, dự án lại có những điều kiện thụ hưởng riêng do vậy các chủ thể khó có thể tiếp cận được chính sách.

Trao đổi về những nguyên nhân dẫn tới tình trạng còn “vùng trắng” trong hỗ trợ từ các chính sách của Nghị định 98, ông Hoàng Viết Chọn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Quy trình, thủ tục thực hiện hỗ trợ phức tạp, thủ tục nhiều làm cho đối tượng được áp dụng hỗ trợ ngại đăng ký tham gia thụ hưởng chính sách. Điều kiện thụ hưởng chính sách liên kết còn chung chung chưa quy định cụ thể cho từng chính sách gây khó cho doanh nghiệp, HTX khi tiếp cận chính sách. Tại nghị định chưa nêu rõ nguồn kinh phí hỗ trợ hạ tầng bằng nguồn đầu tư hay nguồn kinh phí sự nghiệp; tỷ lệ phần trăm hỗ trợ hạ tầng đối với các dự án lớn có liên kết đối với các cơ sở sản xuất trên địa bàn trong và ngoài tỉnh chưa được quy định cụ thể. Ngoài ra, nhận thức của một số nông dân, HTX về liên doanh, liên kết hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp chưa cao, chưa thấy được lợi ích lâu dài của việc liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Đối với HTX, doanh nghiệp hiện vẫn còn gặp khó khăn trong đầu tư vùng nguyên liệu vì thiếu nguồn đất từ địa phương, khó tập trung đất đai...

Từ những khó khăn trên, căn cứ thực tiễn sản xuất địa phương, các ngành có liên quan của tỉnh cần có giải pháp thiết thực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, HTX và nông dân trong liên kết và tiêu thụ sản phẩm.

Bài và ảnh: Lê Hợi

Bài cuối: Tìm “chìa khóa” mở “cánh cửa” tiến vào nền nông nghiệp hiện đại.

Tin liên quan:
  • Để liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là nhân tố phát triển nông nghiệp bền vững (Bài 2): Những khó khăn trong tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
    Để liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là nhân tố phát triển nông nghiệp bền ...

    Ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang có những bước tiến lớn để hướng đến nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Xu thế phát triển đó đang cho thấy vai trò quan trọng của việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng kinh tế. Việc tạo được những chuỗi liên kết sản xuất bền vững chính là tiền đề bảo đảm cho các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm và đầu tư có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường nói chung và trong lĩnh vực kinh doanh nông sản nói riêng.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]