Khảo sát công tác quản lý, sử dụng, bàn giao đất nông, lâm trường tại các sở, ngành, đơn vị liên quan
Tuy đạt nhiều kết quả tích cực, song đánh giá về tổng quan thì việc quản lý, sử dụng đất tại các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ hiệu quả chưa cao; tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường vẫn còn xảy ra.
Quang cảnh buổi khảo sát.
Sáng 12/10, Đoàn khảo sát của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Mai Nhữ Thắng, Phó trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm trưởng đoàn, đã tổ chức khảo sát tại các đơn vị: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa về việc quản lý, sử dụng, bàn giao đất nông, lâm trường của các công ty, ban quản lý rừng phòng hộ, nông, lâm trường cho địa phương để giao cho Nhân dân sản xuất từ năm 2019 đến ngày 30/6/2024.
Theo báo cáo tại buổi khảo sát, trước năm 2004, tỉnh Thanh Hóa có 12 nông trường, gồm: Bãi Trành, Thạch Quảng, Vân Du, Thạch Thành, Phúc Do, Lê Đình Chinh, Sao Vàng, Yên Mỹ, Thống Nhất, Lam Sơn, Sông Âm và Hà Trung. Giai đoạn từ năm 2004-2006, đã sáp nhập 6 nông trường, gồm: Nông trường Lê Đình Chinh vào Công ty đường Nông Cống (nay là Công ty CP mía đường Nông Cống); các nông trường Phúc Do, Bãi Trành, Thạch Thành, Thạch Quảng và Vân Du vào Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hoá (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam). Thực hiện việc sắp xếp lại 6 nông trường (Sao Vàng, Hà Trung, Thống Nhất, Yên Mỹ, Lam Sơn và Sông Âm) chuyển đổi thành: Công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng; Công ty CP phát triển Tân Hà Trung; Công ty TNHH MTV bò sữa Thống Nhất; Công ty TNHH Hai thành viên ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa Yên Mỹ, Công ty TNHH Hai thành viên Lam Sơn; Công ty TNHH nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm Sông Âm.
Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa báo cáo tại buổi giám sát.
Về lâm trường, đến năm 2004, Thanh Hóa còn 13 lâm trường thuộc tỉnh quản lý. Trong đó có 12 lâm trường (Thanh Kỳ, Như Xuân, Sim, Sông Chàng, Sông Đằn, Lang Chánh, Sông Lò, Na Mèo, Thạch Thành, Hà Trung, Mường Lát, Tĩnh Gia) và 1 ban quản lý khu vực lâm nghiệp và rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Chu. Năm 2019, sau khi thực hiện sáp nhập, trên địa bàn tỉnh hiện còn 8 ban quản lý rừng phòng hộ (Sông Chàng, Như Thanh, Thạch Thành, Nghi Sơn, Thường Xuân, Lang Chánh, Quan Sơn, Mường Lát).
Hiện các công ty nông nghiệp đang quản lý 18.656,30 ha, trong đó đất chưa sử dụng là 256,10 ha. Các công ty lâm nghiệp đang quản lý 8.245,87 ha, trong đó đất chưa sử dụng là 1ha. Các ban quản lý rừng phòng hộ đang quản lý, sử dụng: 81.657,01 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 849,76 ha, đất lâm nghiệp 79.548,81 ha, đất phi nông nghiệp 739,94 ha.
Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa đang quản lý, sử dụng 9.656,64 ha, trong đó đất nông nghiệp là 9.222,75 ha, đất phi nông nghiệp là 413,47 ha, đất chưa sử dụng là 20,42 ha. Đất dự kiến bàn giao về cho địa phương là 1.899,47 ha. |
Sau khi thực hiện rà soát, diện tích đất của các công ty nông nghiệp đã có quyết định bàn giao và dự kiến tiếp tục bàn giao về cho địa phương quản lý, sử dụng là 2.081,30 ha. Dự kiến bàn giao đất của các công ty lâm nghiệp cho địa phương quản lý là 1.238,88 ha. Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với UBND các huyện rà soát diện tích đất lấn chiếm, tranh chấp, xâm canh, đất không có nhu cầu sử dụng của các ban quản lý rừng phòng hộ, báo cáo UBND tỉnh quyết định thu hồi 1.624,75 ha để bàn giao về cho địa phương quản lý.
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo tại buổi khảo sát.
Nhìn chung công tác quản lý, sử dụng đất đai ở các công ty nông, lâm nghiệp trong quá trình sắp xếp và sau sắp xếp thực hiện theo đúng pháp luật; đã xác định diện tích công ty nông, lâm nghiệp giữ lại sử dụng và diện tích đất giao về địa phương, góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất, tạo việc làm, sinh kế cho người dân địa phương.
Sau sắp xếp, các công ty có chuyển biến về phương thức tổ chức quản lý. Nguồn vốn được tăng lên; lao động được sử dụng, chăm lo đời sống, giải quyết chế độ chính sách theo quy định của pháp luật; nhiều tồn tại về tài chính được xử lý, tạo tiền đề cho doanh nghiệp sau sắp xếp phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động...
Các ban quản lý rừng phòng hộ đã chủ động xây dựng phương án quản lý rừng bền vững gắn với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Xác định rõ diện tích đất đai đơn vị phải quản lý, bảo vệ và diện tích, vị trí chuyển giao về cho địa phương, giải quyết cơ bản tình trạng sử dụng đất không đúng quy định trên diện tích được giao, góp phần tăng cường hiệu quả sử dụng đất, sử dụng rừng, giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất của người dân, đặc biệt là tại vùng miền núi, dân tộc thiểu số.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu làm rõ một số vấn đề liên quan.
Tuy nhiên, đánh giá về tổng quan thì việc quản lý, sử dụng đất hiệu quả chưa cao; tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường vẫn còn xảy ra nhưng chưa giải quyết dứt điểm; việc giải quyết nhu cầu bố trí đất ở, đất canh tác cho người dân địa phương thiếu đất gặp nhiều khó khăn. Tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai vẫn còn xảy ra. Việc giao khoán rừng, đất lâm nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp...
Đại biểu HĐND tỉnh tham gia buổi khảo sát.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên được cho là các ban quản lý rừng phòng hộ, công ty nông, lâm nghiệp hiện đang quản lý, sử dụng đất có diện tích lớn nằm trên địa bàn nhiều xã, nhiều huyện, nhưng bộ máy biên chế ít người, trang thiết bị và phương tiện chưa đảm bảo nên gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ diện tích đất được giao. Đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường được hình thành từ những năm 1956-1960, trải qua thời gian dài có nhiều thay đổi trong chính sách. Việc giao đất cho các nông, lâm trường trước đây không cụ thể, không được đo đạc, xác định ranh giới trên thực địa; nhiều trường hợp chỉ khoanh vẽ trên bản đồ có độ chính xác thấp, dẫn đến giao đất chồng lấn lên đất của nhiều tổ chức, cá nhân khác đang sử dụng;...
Đồng chí Mai Nhữ Thắng, Phó trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh phát biểu tại buổi khảo sát.
Tại buổi khảo sát, các đại biểu HĐND tỉnh đã đặt nhiều câu hỏi có liên quan, đề nghị Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa và các sở, ngành giải trình, làm rõ thêm, như: Làm rõ thêm hiệu quả công tác quản lý nhà nước ở các công ty nông, lâm nghiệp; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường; làm rõ diện tích đất được giao trên thực địa...
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Mai Nhữ Thắng, Phó trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh đánh giá cao các sở, ngành và Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa đã chuẩn bị nội dung báo cáo, cung cấp thông tin khách quan, trung thực cho đoàn khảo sát. Đồng thời đề nghị các sở ngành, đơn vị tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh tại buổi khảo sát để bổ sung, sớm hoàn thiện các báo cáo phục vụ phiên giải trình của Thường trực HĐND tỉnh về vấn đề này...
Đỗ Đức
{name} - {time}
-
2024-12-14 22:19:00
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh các giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp
-
2024-12-14 18:20:00
Tuyên truyền, vận động, đối thoại trước khi thi hành quyết định cưỡng chế với Công ty TNHH Tây Đô
-
2024-10-12 10:59:00
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Lại Thế Nguyên dự Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách tại Lang Chánh và Bá Thước
Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Tiến dự Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở huyện Nông Cống
Huyện Hà Trung khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn dự Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại huyện Đông Sơn
TP Sầm Sơn: Tiếp nhận trên 6,7 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 12/10/2024
Tinh thần Việt Nam, tầm nhìn Việt Nam trong kỷ nguyên mới
[Góc nhìn]: Nặng, nhẹ lá phách
Điểm nóng 12/10: Vây bắt đối tượng dùng súng chống trả lực lượng chức năng
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng 12/10