(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa là tỉnh có số lượng nông, lâm trường lớn, có thời điểm lên tới 12 nông trường với tổng diện tích 22.591,28 ha và 15 lâm trường với diện tích 96.824,85 ha. Các nông, lâm trường chủ yếu được hình thành từ năm 1956 đến 1960. Mặc dù tỉnh đã thực hiện sắp xếp, đổi mới các nông trường, lâm trường theo Nghị định 118/2014/NÐ-CP của Chính phủ, song việc quản lý, sử dụng đất của các đơn vị vẫn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc.

Nhiều khó khăn trong quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường

Thanh Hóa là tỉnh có số lượng nông, lâm trường lớn, có thời điểm lên tới 12 nông trường với tổng diện tích 22.591,28 ha và 15 lâm trường với diện tích 96.824,85 ha. Các nông, lâm trường chủ yếu được hình thành từ năm 1956 đến 1960. Mặc dù tỉnh đã thực hiện sắp xếp, đổi mới các nông trường, lâm trường theo Nghị định 118/2014/NÐ-CP của Chính phủ, song việc quản lý, sử dụng đất của các đơn vị vẫn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc.

Nhiều khó khăn trong quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trườngNgười dân thị trấn Thống Nhất (Yên Định) sản xuất dứa trên đất nhận khoán của Công ty TNHH MTV Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa tiền thân là Nông trường Thống Nhất trước đây.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2003-2006 tỉnh đã thực hiện sáp nhập 12 nông trường hiện có thành 6 nông trường, gồm: Sao Vàng, Hà Trung, Thống Nhất, Yên Mỹ, Lam Sơn, Sông Âm và theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP; 6 nông trường được sắp xếp, chuyển đổi lại thành Công ty TNHH Hai thành viên Lam Sơn - Sao Vàng; Công ty TNHH Hai thành viên Nông Công nghiệp Hà Trung; Công ty TNHH MTV Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa; Công ty TNHH Hai thành viên Ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và Thực phẩm Sữa Yên Mỹ, Công ty TNHH Hai thành viên FLC Lam Sơn; Công ty TNHH Hai thành viên Hồ Gươm - Sông Âm. Đối với các lâm trường được chuyển đổi thành các công ty TNHH, công ty lâm nghiệp và ban quản lý rừng phòng hộ.

Sau khi sắp xếp, chuyển đổi hình thức, công tác quản lý và sử dụng đất đai của nông, lâm trường (nay là công ty TNHH, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ) bước đầu phát huy được hiệu quả, tạo điều kiện cho các công ty đổi mới quản trị doanh nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh. Một số công ty đã tổ chức lại sản xuất theo mô hình kinh doanh tổng hợp, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, hình thành vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến và thị trường. Đồng thời, việc sắp xếp, chuyển đổi đã phân biệt rõ nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh với nhiệm vụ công ích và thông qua sắp xếp đã rà soát hiện trạng, lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sử dụng rừng gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất của địa phương và xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, phương án sử dụng đất, từng bước giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất của người dân ở địa phương, giảm dần tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất tại các đơn vị... Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ở các địa phương vẫn còn tồn tại tranh chấp, khiếu nại về đất đai giữa nông, lâm trường đối với người dân.

Tại xã Thanh Kỳ (Như Thanh), tổng diện tích đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường khoảng 104 ha. Thực hiện các Quyết định số 3102/QĐ-UBND, ngày 30-10-2006 và 675/QĐ-UBND, ngày 6-3-2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa, hơn 350.034m2 đất của Nông trường Quốc doanh Yên Mỹ (nay là Công ty TNHH Hai thành viên Ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và Thực phẩm Yên Mỹ) được bàn giao cho UBND xã Thanh Kỳ quản lý, gồm các loại đất như đất ở, đất chưa sử dụng, đất giao thông, đất sản xuất nông nghiệp... Trên diện tích đất này có 32 hộ dân thuộc thôn Kỳ Thượng, xã Thanh Kỳ đã và đang sinh sống, sản xuất. Chủ tịch UBND xã Thanh Kỳ Nguyễn Trọng Viện cho biết: Mặc dù theo quyết định của UBND tỉnh, diện tích đất trên thuộc quyền quản lý của UBND xã Thanh Kỳ, song đến nay vẫn còn 3 thửa chồng lấn với bản đồ đo đạc của Công ty TNHH Hai thành viên Ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và Thực phẩm Yên Mỹ. Ngoài ra, tại thôn Kỳ Thượng đã có 4 hộ xây dựng nhà ở và canh tác ổn định trên diện tích đất nói trên song vẫn chưa được công ty cắt chuyển để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có 4 hộ đã có danh sách cắt chuyển nhưng vẫn chưa được bàn giao thực địa để địa phương làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân. Điều này đã gây khó khăn cho công tác quản lý của địa phương và bất lợi cho người dân trong việc sử dụng các dịch vụ công ích, an sinh xã hội cũng như thực hiện nghĩa vụ công dân.

Không chỉ tại xã Thanh Kỳ, thực trạng người dân đã sinh sống, sản xuất trên đất có từ nhiều năm nhưng lại do các công ty, công ty TNHH, công ty lâm nghiệp và ban quản lý rừng phòng hộ quản lý đã và đang diễn ra tại các huyện: Thạch Thành, Lang Chánh, Như Thanh, Như Xuân, Bá Thước, Mường Lát, Thường Xuân... Đồng thời, hàng nghìn hộ dân đang sinh sống trên đất nguồn gốc nông, lâm trường cũng mong muốn chuyển đổi những diện tích trên về cho các huyện quản lý để bảo đảm các quyền lợi, nghĩa vụ và hưởng các chính sách an sinh xã hội tại địa phương.

Ngoài ra, sau chuyển đổi, các công ty TNHH, nông, lâm trường giao sử dụng diện tích đất đai rất lớn, tuy nhiên nhiều đơn vị quản lý không hiệu quả, chuyển nhượng sai quy định; phần lớn diện tích đất được cho người dân thuê để sản xuất, ngoài ra vẫn một phần diện tích bị xâm canh, lấn chiếm... nên hiệu quả quản lý, sử dụng chưa được như kỳ vọng. Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ rõ, do một số đơn vị chưa quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng đất sau khi giao khoán, để xảy ra tình trạng người nhận khoán đất của các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng nhà ở, công trình trên đất nhận khoán khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Công tác phối hợp giữa chính quyền địa phương với các công ty trong việc giải quyết các tranh chấp, lấn chiếm, xử lý các vi phạm pháp luật đất đai chưa thường xuyên, kịp thời. Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai, quản lý tài nguyên rừng có lúc, có nơi còn để kéo dài, chậm được khắc phục...

Để tăng cường công tác quản lý đất có nguồn gốc từ các công ty nông, lâm trường, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các đơn vị liên quan và các huyện rà soát, có hướng giải quyết triệt để những tồn tại, vướng mắc trong việc sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường. Đồng thời, UBND tỉnh cũng tổ chức nhiều hội nghị để tháo gỡ khó khăn, xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai có nguồn gốc từ đất nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh hướng tới bàn giao đất chồng lấn từ các nông, lâm trường, công ty TNHH về các huyện quản lý... nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề bức xúc xảy ra ở địa phương và quản lý, sử dụng đất hiệu quả, bền vững.

Bài và ảnh: Lê Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]