(Baothanhhoa.vn) - Công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành chủ lực trong sản xuất công nghiệp của tỉnh, chiếm tới khoảng 97% giá trị sản xuất và 90% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Bởi vậy, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực được tỉnh xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng và trở thành một trong những trụ cột của ngành công nghiệp.

Hướng đến ngành công nghiệp chế biến theo chiều sâu

Công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành chủ lực trong sản xuất công nghiệp của tỉnh, chiếm tới khoảng 97% giá trị sản xuất và 90% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Bởi vậy, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực được tỉnh xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng và trở thành một trong những trụ cột của ngành công nghiệp.

Hướng đến ngành công nghiệp chế biến theo chiều sâuChế biến sản phẩm dứa đóng hộp tại Công ty CP Chế biến và Xuất khẩu nông sản Việt, phường Long Anh (TP Thanh Hóa).

Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến đang tập trung vào 2 nhóm ngành chính, gồm chế biến thực phẩm, đồ uống và chế biến lâm sản. Đây đều là những ngành có lợi thế về vùng nguyên liệu, lao động, nên được tỉnh khuyến khích phát triển, với nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên, đa phần sản phẩm của các nhóm ngành chế biến này chỉ chế biến và xuất khẩu ở dạng thô, ít có sản phẩm chế biến sâu, giá trị mang lại còn thấp. Theo đánh giá của Sở Công Thương, nhóm ngành chế biến thực phẩm, đồ uống đạt giá trị sản xuất khoảng 2.300 đến 2.500 tỷ đồng/năm, tăng trưởng bình quân khoảng hơn 13%/năm, thấp hơn 12,05% so với mức tăng trưởng công nghiệp bình quân của tỉnh. Nhóm ngành chế biến lâm sản chỉ đạt giá trị sản xuất trên dưới 1.000 tỷ đồng/năm, tăng trưởng bình quân chỉ đạt 1,31%/năm, thấp hơn 23,78% so với tăng trưởng công nghiệp của tỉnh.

Để nâng cao giá trị cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nói chung, ngành công nghiệp chế biến nói riêng, tỉnh ta đã định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo hướng kết hợp hài hòa cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó chú trọng phát triển theo chiều sâu. Thực hiện định hướng phát triển của tỉnh, các đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã và đang tập trung thực hiện các giải pháp phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo theo chiều sâu. Điển hình như Công ty CP Chế biến và Xuất khẩu nông sản Việt, phường Long Anh (TP Thanh Hóa) là doanh nghiệp chuyên chế biến nông sản xuất khẩu, trong đó sản phẩm chủ lực là dứa đóng hộp xuất khẩu. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh doanh theo hướng bền vững, ngoài các sản phẩm truyền thống, công ty đang triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. Theo đó, hiện công ty đã huy động vốn để đầu tư dây chuyền sản xuất các sản phẩm nước ép, nước hoa quả. Ông Nguyễn Văn Quỳnh, Giám đốc Công ty CP Chế biến và Xuất khẩu nông sản Việt, cho biết: Đây đều là các sản phẩm chế biến sâu, trong tương lai sẽ trở thành sản phẩm chủ lực của công ty. Việc hướng đến chế biến các sản phẩm này sẽ giúp công ty mở rộng thị trường, chủ động, tận dụng được nguồn nguyên liệu, nhất là nguồn nguyên liệu nông sản vào thời điểm thu hoạch chính vụ.

Tại những địa phương có lợi thế về phát triển ngành công nghiệp chế biến cũng đã và đang thực hiện các giải pháp hướng đến phát triển theo chiều sâu. Đơn cử như huyện Như Xuân có 20.036 ha rừng trồng, chủ yếu là cao su và keo; trong đó, diện tích cho khai thác hàng năm khoảng 2.000 ha và được xem là ưu thế nổi bật để phát triển nhóm ngành chế biến lâm sản. Để ngành chế biến lâm sản phát triển theo chiều sâu, huyện đã và đang đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp, tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến lâm sản, nhất là chế biến sản phẩm có giá trị kinh tế cao, như gỗ ván ép công nghiệp, ván ghép thanh, hàng mộc cao cấp... Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm lao động, nhất là lao động có tay nghề thông qua các lớp bồi dưỡng, nâng cao tay nghề. Ngoài ra, huyện còn tích cực tuyên truyền đến người dân trên địa bàn các xã thay đổi tập quán trồng rừng sản xuất nhằm xây dựng vùng nguyên liệu bền vững cho công nghiệp chế biến lâm sản, trong đó tăng cường trồng rừng gỗ lớn. Nhờ đó, huyện đã phát triển được 14 doanh nghiệp và 100 cơ sở chế biến lâm sản. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư chế biến lâm sản theo chiều sâu, như Công ty CP Công nghiệp gỗ Trường Sơn, xã Xuân Hòa là doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm ván ép xuất khẩu, với công suất khoảng 20.000m3 sản phẩm/năm, mỗi năm đơn vị thu mua khoảng 35.000 đến 36.000 tấn nguyên liệu.

Để thực hiện định hướng, mục tiêu phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, thời gian qua, các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh cùng chính quyền các địa phương tập trung thu hút đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn, để thu hút các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp. Thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế đầu tư. Cùng với đó, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, nhất là đối với các dự án công nghiệp chế biến. Ngoài ra, các sở, ngành, địa phương còn quan tâm thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước và nhóm giải pháp về môi trường. Đồng thời, tỉnh có cơ chế, chính sách để thu hút và mở rộng quy mô sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh, trong đó có nhóm ngành công nghiệp chế biến.

Riêng đối với nhóm ngành công nghiệp chế biến, nhóm ngành thực phẩm, đồ uống gồm các các sản phẩm chủ yếu, như đường, sữa, chế biến thủy hải sản, bia, dầu ăn, súc sản đông lạnh... được định hướng phát triển ở khu vực đồng bằng và ven biển. Việc đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng chế biến sâu được xem là giải pháp phát triển bền vững cho nhóm ngành này. Đối với chế biến lâm sản được tỉnh định hướng phát triển khu vực trung du và miền núi. Nhóm ngành này được tỉnh khuyến khích đầu tư các dự án chế biến sâu, chuyển từ xuất khẩu dăm gỗ sang sản xuất công nghiệp, với các sản phẩm, như đồ gỗ mỹ nghệ, ván sàn gỗ, ván ép từ tre, luồng. Cùng với đó, tỉnh sẽ đầu tư chiều sâu, phát triển ổn định các nhà máy chế biến lâm sản hiện có. Đồng thời, thu hút đầu tư và đưa vào sản xuất ổn định nhà máy chế biến gỗ ván ép, ván luồng ép thanh và nhà máy chế biến sản phẩm mộc cao cấp tại các huyện miền núi.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]