Góp ý vào dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX
Thực hiện Kế hoạch số 239-KH/TU ngày 20/1/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030, với chủ đề: “Tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy mạnh mẽ tiềm năng, lợi thế, nguồn lực, giá trị văn hóa, con người và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; phát triển nhanh, toàn diện và bền vững; phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp, hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân chung của cả nước, đến năm 2045 trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh, hiện đại, phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước”, Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa đã đăng, phát toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị trên ấn phẩm của Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa.
Sau khi đăng, phát toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị, Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa đã nhận được nhiều ý kiến tham gia đóng góp của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh. Từ số báo ngày 10/7, Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa mở chuyên mục “Góp ý vào dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX” trên báo Thanh Hóa hàng ngày, giới thiệu những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đóng góp vào Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030 để bạn đọc cùng theo dõi; đồng thời tạo kênh thông tin giúp Tiểu ban Nội dung Đại hội hoàn thành Báo cáo Chính trị với chất lượng cao nhất.
Đột phá chiến lược, đưa Thanh Hóa phát triển nhanh và bền vững Trước yêu cầu phát triển mới của đất nước và xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Thanh Hóa cần xác định khoa học, công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS) là trụ cột đột phá chiến lược xuyên suốt, có vai trò then chốt trong nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đây không chỉ là công cụ hỗ trợ mà là lực lượng sản xuất trực tiếp, có tính quyết định trong định hình mô hình tăng trưởng mới theo chiều sâu, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo; phát huy tiềm năng thế mạnh của tỉnh về y tế, giáo dục, du lịch, đô thị thông minh và sân bay, cảng biển, dịch vụ logistics, kinh tế biển. Để tạo nên bước đột phá thực sự, cần đổi mới mạnh mẽ tư duy lãnh đạo, điều hành của các cấp chính quyền trên môi trường số, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Việc ứng dụng nền tảng số và dữ liệu lớn trong hoạt động quản lý, từ ra quyết định đến cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, cần trở thành tiêu chí bắt buộc, là thước đo hiệu quả quản trị hiện đại. Trong định hướng phát triển, cần đặc biệt chú trọng thúc đẩy các mô hình kinh tế mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Tái cấu trúc ngành công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thân thiện môi trường, gắn với đổi mới công nghệ và mô hình kinh doanh là xu thế tất yếu. Đồng thời, cần hoàn thiện hệ sinh thái ĐMST, hỗ trợ khởi nghiệp và ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp, nhất là khu vực tư nhân và doanh nghiệp KH&CN. Một nội dung không thể thiếu là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho KH&CN và CĐS đó là, việc đào tạo phải gắn với thực tiễn, khuyến khích cơ chế “đặt hàng” nghiên cứu từ cơ sở, rút ngắn khoảng cách từ phòng thí nghiệm đến ứng dụng sản xuất. Bên cạnh đó, cần tăng cường liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông, để thúc đẩy hiệu quả thương mại hóa các kết quả nghiên cứu. Cuối cùng, dự thảo báo cáo chính trị cần đưa ra các chỉ tiêu cụ thể để lượng hóa kết quả phát triển KH&CN và CĐS, như tỷ lệ đầu tư cho R&D, mức đóng góp của kinh tế số và KH&CN, ĐMST vào GRDP, số lượng sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích ứng dụng vào thực tiễn của KH&CN... Đây sẽ là căn cứ quan trọng để đánh giá hiệu quả chính sách và định hướng điều hành trong nhiệm kỳ tới. Trần Duy Bình Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bổ sung các giải pháp cụ thể hướng tới mục tiêu xây dựng chính quyền phục vụ, kiến tạo Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 59% GRDP của tỉnh, huy động hơn 60% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và ngày càng khẳng định vai trò là trụ cột của nền kinh tế, động lực thúc đẩy tăng trưởng. Để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, rất cần một hệ thống thể chế, chính sách và môi trường đầu tư kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Ngoài tinh thần đổi mới, khát vọng phát triển mạnh mẽ, Dự thảo Báo cáo Chính trị đã thể hiện rõ quan điểm: Tập trung phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị “Về phát triển kinh tế tư nhân” (Nghị quyết số 68-NQ/TW). Tuy nhiên, tại phần B - phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu (mục 1, phần III - đánh giá về các chỉ tiêu kinh tế) cần đưa ra các chỉ tiêu cụ thể như: Tỷ lệ đóng góp của kinh tế tư nhân vào GRDP; số lượng doanh nghiệp thành lập mới và đang hoạt động thực chất; tỷ lệ doanh nghiệp CĐS thành công; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận vốn tín dụng... Đặc biệt, tại mục I, phần C về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Dự thảo đã nêu lên được nhiều định hướng tổng thể, mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm chính trị cao của tỉnh nhà về định hướng xây dựng chính quyền phục vụ, kiến tạo. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh góp ý bổ sung thêm một số giải pháp hướng tới trọng tâm kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thúc đẩy thu hút đầu tư thuận lợi, như: Một là: Quyết liệt hơn trong rà soát, đề xuất sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định pháp luật, văn bản dưới luật chồng chéo, bảo đảm sự thống nhất với tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW. Cùng với đó, xây dựng cơ chế giám sát minh bạch trong công tác thanh tra, kiểm tra, tránh gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh để doanh nghiệp yên tâm đầu tư dài hạn. Hai là: Bổ sung giải pháp đột phá nhằm xóa bỏ tâm lý e ngại, sợ sai trong thực thi công vụ. Tỉnh cần khuyến khích tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, công chức; đồng thời, thiết lập hệ thống đánh giá cán bộ gắn với mức độ hài lòng của doanh nghiệp và người dân. Ba là: Bổ sung giải pháp: “Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đặc biệt là các hiệp hội doanh nghiệp, trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh” tại nhóm nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị (Mục IV, phần C). Cao Tiến Đoan Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thực hiện nghiêm túc tiêu chuẩn, phương châm, phương hướng kết nạp đảng viên Qua nghiên cứu Dự thảo Báo cáo Chính trị, tôi đánh giá công tác chuẩn bị báo cáo rất công phu, chất lượng. Nhiều nội dung quan trọng đã được đánh giá, thể hiện đậm nét kết quả đạt được trong nhiệm kỳ Đại hội XIX của Đảng bộ tỉnh. Đồng thời xác định rõ ưu điểm để tiếp tục phát huy, nguyên nhân khuyết điểm để khắc phục và thực hiện tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo. Về phần đánh giá công tác phát triển đảng viên mới, tôi thực sự vui mừng, phấn khởi trước những kết quả tỉnh ta đã đạt được thực sự có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đảng đã lựa chọn và bồi dưỡng những quần chúng ưu tú có năng lực, phẩm chất đạo đức cách mạng và kiên định vào trong hàng ngũ của Đảng. Đây là lực lượng quan trọng có vai trò quyết định củng cố, xây dựng, phát triển tổ chức đảng vững mạnh. Về các giải pháp tiếp tục phát triển đảng viên mới nhiệm kỳ 2025-2030 được Dự thảo Báo cáo Chính trị nêu rất sát với chỉ đạo của Trung ương và thực tiễn tại Thanh Hóa. Tuy nhiên nên bổ sung thêm một số giải pháp trọng tâm khác để các cấp ủy đảng tiếp tục bám sát, đẩy mạnh thực hiện, đó là: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp đi đôi với kiểm tra, giám sát. Tổ chức sơ kết, tổng kết định kỳ về công tác phát triển đảng viên. Thực hiện nghiêm túc tiêu chuẩn, phương châm, phương hướng kết nạp đảng viên. Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng, góp phần lựa chọn, kết nạp những người thực sự ưu tú, đồng thời đề cao cảnh giác với các phần tử cơ hội, phản động lọt vào phá hoại Đảng. Trong Dự thảo Báo cáo Chính trị nêu giải pháp: “Làm tốt công tác tạo nguồn, bồi dưỡng, kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng”. Muốn làm tốt khâu này, cấp ủy, cơ quan, đơn vị cần tích cực chỉ đạo, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ được giao, gắn với đẩy mạnh Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và tạo điều kiện để quần chúng tham gia các phong trào hành động cách mạng. Qua đó, phát hiện những nhân tố mới ưu tú, có phẩm chất đạo đức, năng lực tốt để giáo dục, bồi dưỡng, kết nạp vào Đảng. Thực hiện đúng quy trình, quy định và tổ chức kết nạp đúng nguyên tắc, thủ tục; giáo dục, bồi dưỡng đảng viên dự bị, chuyển đảng chính thức đúng kỳ hạn và làm tốt công tác quản lý đảng viên. Đổi mới công tác đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đảng viên hằng năm. Làm tốt công tác bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng cho đội ngũ cấp ủy, nhất là bí thư chi bộ, đảng bộ... Vũ Ngọc Thưởng Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Định Tân |
{name} - {time}
-
2025-07-10 16:21:00
Đẩy mạnh hoạt động hợp tác, đoàn kết hữu nghị, đáp ứng yêu cầu công tác đối ngoại Nhân dân trong tình hình mới
-
2025-07-10 14:02:00
Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban MTTQ xã Vĩnh Lộc nhiệm kỳ 2024-2029
-
2025-07-10 13:29:00
Đại hội Đảng bộ Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy lần thứ I, nhiệm kỳ 2025- 2030
Xây dựng ngành Nội chính Đảng trong sạch, vững mạnh, là cơ quan “liêm chính của liêm chính”
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Tiến Lam giữ chức Bí thư Đảng ủy HĐND tỉnh
Thảo luận, cho ý kiến vào một số tờ trình về việc ban hành nghị quyết thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị về chính sách, pháp luật đất đai
Viết tiếp câu chuyện hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ
Việt Nam mời 5 nước cử lực lượng diễu binh Quốc khánh 2/9
Bản tin Thời sự tối 9/7/2025
Đại hội Đảng bộ Ban Tổ chức Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2025-2030: Tiếp tục khẳng định vai trò tham mưu chiến lược công tác tổ chức xây dựng Đảng
Giám sát công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ lãnh đạo, giáo viên