(Baothanhhoa.vn) - Khu Bảo tồn (KBT) thiên nhiên Xuân Liên (Thường Xuân) được giao quản lý trên 23.816ha rừng đặc dụng, trong đó có trên 5.000ha rừng nguyên sinh là nơi được đánh giá có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao nhất cả nước. Những năm qua, KBT đã có nhiều giải pháp bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), vì vậy an ninh rừng luôn ổn định và phát triển. Qua đó bảo vệ nguyên vẹn tính ĐDSH, hệ sinh thái và bảo tồn nguồn gen ở KBT.

Dựa vào dân để giữ rừng

Khu Bảo tồn (KBT) thiên nhiên Xuân Liên (Thường Xuân) được giao quản lý trên 23.816ha rừng đặc dụng, trong đó có trên 5.000ha rừng nguyên sinh là nơi được đánh giá có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao nhất cả nước. Những năm qua, KBT đã có nhiều giải pháp bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), vì vậy an ninh rừng luôn ổn định và phát triển. Qua đó bảo vệ nguyên vẹn tính ĐDSH, hệ sinh thái và bảo tồn nguồn gen ở KBT.

Dựa vào dân để giữ rừngKhu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thường xuyên phối hợp với tổ bảo vệ rừng thôn Vịn, xã Bát Mọt tuần tra, kiểm tra an ninh rừng.

Hiện nay, KBT có 12 thôn, bản vùng đệm với tỷ lệ hộ nghèo còn cao, cuộc sống của người dân còn phụ thuộc vào rừng, vì vậy nguy cơ đến an ninh rừng, cháy rừng là rất cao. Ngay từ đầu năm đơn vị đã triển khai đồng bộ, hiệu quả trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia BVR, PCCCR và bảo tồn thiên nhiên. Năm 2024, đơn vị đã tổ chức được 158 cuộc họp thôn, bản, khu phố, với trên 18.000 lượt người tham dự; tổ chức 13 buổi tuyên truyền chuyên đề phổ biến pháp luật về lâm nghiệp cho 1.020 lượt người và 641 buổi trên hệ thống loa truyền thanh từ huyện đến thôn, bản. Cùng với đó, đơn vị đã tổ chức cho 985 người dân ký cam kết BVR, PCCCR. Nội dung tuyên truyền được tập trung vào các bộ luật, văn bản luật, như: Luật Lâm nghiệp; Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về “Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Lâm nghiệp; Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp” và các văn bản khác liên quan đến công tác bảo tồn thiên nhiên, BVR, PCCCR, công tác quản lý cưa xăng, nuôi nhốt động vật hoang dã, thu hồi súng săn... Bên cạnh đó, đơn vị đã tổ chức 932 lần tuần tra, kiểm tra an ninh rừng; giám sát tài nguyên rừng bằng máy GPS, Smart mobile; phối hợp với Hạt Kiểm lâm Thường Xuân, KBT thiên nhiên Pù Hoạt (Nghệ An) thực hiện 428 cuộc trao đổi thông tin, 371 cuộc tuyên truyền, 70 cuộc kiểm tra rừng.

Để nâng cao hiệu quả công tác BVR, từ năm 2013 KBT thiên nhiên Xuân Liên đã giao khoán BVR cho 12 cộng đồng thôn, bản vùng đệm với trên 12.000ha rừng. Việc giao khoán BVR cho cộng đồng dân cư góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về công tác BVR cũng như giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Đến nay, ở 12 thôn, bản vùng đệm KBT đã có 12 tổ BVR cộng đồng, với trên 300 thành viên. Ông Lang Văn Sơn, tổ trưởng tổ BVR thôn Vịn, xã Bát Mọt, cho biết: Cộng đồng thôn được giao quản lý, bảo vệ trên 1.500ha rừng. Khi ký hợp đồng nhận khoán BVR, ban quản lý thôn đã tổ chức họp xây dựng các quy định, quy ước, trong đó có mức xử phạt đối với các vi phạm liên quan đến công tác giữ rừng ở cộng đồng. Cùng với đó, thôn thành lập tổ chuyên trách để tuần tra, BVR. Thôn còn thường xuyên tổ chức tuyên truyền, cho người dân ký cam kết BVR, PCCCR. Cộng đồng dân cư được giao rừng đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng kiểm lâm tuần tra ngăn chặn, hạn chế tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, đặc biệt là làm tốt công tác PCCCR mùa khô.

Giám đốc KBT thiên nhiên Xuân Liên Phạm Anh Tám, cho biết: Việc khoán BVR cho cộng đồng thôn, bản vùng đệm KBT là chủ trương đúng đắn của Nhà nước trong công tác quản lý, BVR, đảm bảo toàn bộ diện tích rừng đều có chủ thật sự. Khi cộng đồng được giao rừng, họ được hưởng kinh phí hỗ trợ quản lý, BVR, hưởng chính sách từ rừng theo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nhờ đó, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sống gần rừng có điều kiện tăng thu nhập và gắn trách nhiệm bảo vệ tốt diện tích rừng được giao khoán. Diện tích rừng của KBT thiên nhiên Xuân Liên không những được quản lý, bảo vệ an toàn mà chất lượng rừng cũng tăng lên. Qua đó, góp phần bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn ĐDSH, gìn giữ nguồn gen, bảo vệ có hiệu quả các loài động, thực vật, đặc biệt là các loài đặc hữu, quý hiếm tại KBT.

Bài và ảnh: Khắc Công



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]