Dự luật của Thượng viện Mỹ có thể gây tổn hại Nga nhưng tàn phá EU
Trong nỗ lực cô lập Moscow, một dự luật mới tại Thượng viện Mỹ đe dọa áp thuế 500% đối với bất kỳ quốc gia nào mua nhiên liệu hóa thạch của Nga. Nếu được thực hiện theo đúng dự định, kế hoạch này có thể tàn phá một số quốc gia EU.
Các Thượng nghị sĩ Richard Blumentha và Lindsey Graham với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AP.
Một dự luật đang nhanh chóng được thông qua tại Thượng viện Mỹ và nhận được sự ủng hộ đáng kể của lưỡng đảng, đe dọa sẽ gây ra sự tàn phá chưa từng thấy cho nền kinh tế Nga nhằm buộc Nga phải “đàm phán thiện chí vì một nền hòa bình lâu dài ở Ukraine”.
Nhưng nỗ lực chung do Lindsey Graham, một đảng viên Cộng hòa đến từ Nam Carolina, và Richard Blumenthal, một đảng viên Dân chủ đến từ Connecticut cùng thúc đẩy cũng có nguy cơ tàn phá gần một nửa Liên minh châu Âu.
“Dự luật của chúng tôi sẽ cô lập Nga”, Graham và Blumenthal cho biết vào tuần trước khi công bố văn bản đã nhận được 81 chữ ký tại Thượng viện gồm 100 ghế.
Bên cạnh một loạt các lệnh trừng phạt và thuế quan chính đối với Điện Kremlin, bao gồm lệnh cấm toàn diện đối với các giao dịch tài chính với các thực thể của Nga, dự luật cũng dự kiến áp dụng thuế quan thứ cấp đối với các quốc gia vẫn hợp tác kinh doanh với Moscow. Đặc biệt, nó nhắm vào hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga.
Văn bản do Graham và Blumenthal soạn thảo đề xuất mức thuế quan “không thấp hơn” 500% đối với bất kỳ quốc gia nào “cố ý bán, cung cấp, chuyển nhượng hoặc mua dầu, urani, khí đốt tự nhiên, sản phẩm dầu mỏ hoặc sản phẩm hóa dầu có nguồn gốc từ Liên bang Nga”. Nói cách khác, bất kỳ quốc gia tiêu thụ năng lượng của Nga.
Tuy nhiên, xét đến phạm vi rộng lớn vượt ra ngoài dự luật, cuộc tấn công không giới hạn nhằm vào Moscow có khả năng lan rộng và gây ra nỗi đau dữ dội cho nhiều quốc gia trên toàn thế giới, kể cả ở châu Âu, vào thời điểm căng thẳng thương mại đang gia tăng.
Bất chấp những nỗ lực chưa từng có để tách EU khỏi năng lượng của Nga, một số quốc gia thành viên vẫn bị cuốn hút. Năm ngoái, EU đã chi khoảng 23 tỷ euro cho nhiên liệu hóa thạch của Nga, vượt quá mức hỗ trợ quân sự dành cho Ukraine.
Các quốc gia ven biển, gồm Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan và Bồ Đào Nha, đóng vai trò là điểm nhập khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) do Nga sản xuất, năm ngoái đã chứng kiến mức mua tăng 9%. Ý, Hy Lạp, Hungary, Slovakia và Bulgaria nhận luồng khí đốt của Nga thông qua các đường ống xuyên lục địa.
Trong khi đó, Hungary và Slovakia nhận dầu từ Nga thông qua đường ống Druzhba, không phải chịu lệnh cấm trên toàn EU theo yêu cầu của Budapest.
Ngoài ra, các quốc gia Bulgaria, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia và Phần Lan còn vận hành các lò phản ứng hạt nhân do Nga chế tạo, đòi hỏi nhiên liệu cụ thể do Nga sản xuất.
Ủy ban châu Âu đã đưa ra lộ trình loại bỏ toàn bộ năng lượng của Nga vào cuối năm 2027, nhưng kế hoạch này vẫn đang trong giai đoạn đầu. Hungary và Slovakia đã phản đối mạnh mẽ lộ trình này, cảnh báo sẽ gây nguy hiểm cho khả năng cạnh tranh.
Tình hình hiện tại có nghĩa là nếu dự luật Graham-Blumenthal được thông qua và áp dụng như dự kiến ban đầu, thì có tới 12 quốc gia thành viên EU có thể phải chịu mức thuế trừng phạt 500% khi họ bán hàng cho thị trường Mỹ.
Cả hàng hóa và dịch vụ đều có thể bị nhắm mục tiêu, làm lan rộng thêm nỗi đau ở nhiều ngóc ngách của nền kinh tế. Thuế quan 500% sẽ được áp dụng “ngoài” thuế chống trợ cấp và chống bán phá giá đã có.
Ở EU, dự luật của Thượng viện Mỹ được coi là con dao hai lưỡi.
Một mặt, đây được coi là sáng kiến nhằm siết chặt quyền lực đối với Điện Kremlin, điều mà Tổng thống Mỹ Donald Trump cho đến nay vẫn từ chối thực hiện. Mặt khác, đây là một canh bạc có thể làm trầm trọng thêm tình hình bất ổn xuyên Đại Tây Dương và tàn phá các ngành phụ thuộc vào xuất khẩu chỉ sau một đêm.
Nếu được áp dụng, thuế quan thứ cấp sẽ gây trở ngại cho các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra giữa EU và Nhà Trắng.
Cả hai bên đã đặt hạn chót là ngày 9/7 để đạt được thỏa thuận. Nếu không, Donald Trump sẽ áp thuế 50% đối với tất cả hàng hóa do EU sản xuất.
Nhưng vẫn còn một tia hy vọng cho EU: dự thảo luật cho phép tổng thống miễn trừ trong 180 ngày đối với mức thuế 500% cho một quốc gia, hàng hóa hoặc dịch vụ - miễn là việc làm đó được biện minh là vì “lợi ích an ninh quốc gia”.
Việc miễn trừ một lần sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của Donald Trump: tổng thống Mỹ có thể tự tay chọn người mà ông “cứu” và người mà ông trừng phạt.
Vấn đề thực thi cũng có thể làm giảm tác động lên khối này.
Maria Shagina, một thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), tin rằng việc thực hiện mức thuế 500% sẽ là thách thức về mặt hậu cần, nếu không muốn nói là không thể, do có nhiều quốc gia thường xuyên mua năng lượng của Nga. Danh sách khách hàng bao gồm một số đối tác chiến lược của Mỹ, như Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.
“Liệu Mỹ có giám sát việc xuất khẩu các nhiên liệu hóa thạch này không và nếu có thì giám sát như thế nào? Liệu Mỹ có áp đặt lệnh cấm toàn diện đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga không? Điều này liên quan thế nào đến cuộc chiến thương mại toàn diện chống lại cả đồng minh và đối thủ?” bà hỏi.
Shagina lưu ý dự luật này nên được xem xét trong bối cảnh chính trị Mỹ và sứ mệnh được công khai rộng rãi của Donald Trump nhằm đạt được thỏa thuận giữa Nga và Ukraine, vốn đã đạt được rất ít tiến triển.
Shagina cho biết: “Dự luật này không nhằm mục đích gây áp lực lên Nga bất kể hành động của Donald Trump liên quan đến Nga”. "Thay vào đó, nó nhằm mục đích ủng hộ quan điểm của Donald Trump về Nga."
TD
{name} - {time}
-
2025-05-29 20:32:00
Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi Nga và Ukraine không “đóng cửa” đối thoại
-
2025-05-29 17:37:00
Ukraine cần sự giúp đỡ của phương Tây để nhắm vào trực thăng của tổng thống Nga
-
2025-05-28 15:02:00
Cung cấp tên lửa Taurus cho Kiev, Đức có nguy cơ trở thành mục tiêu của Nga
ADB cam kết dành hàng chục tỷ USD hỗ trợ khu vực Đông Nam Á
Tổng thống Mỹ ra điều kiện để Canada tham gia hệ thống “Vòm Vàng”
Nga chặn đứng cuộc tấn công bằng UAV lớn nhất của Ukraine
UAV Ukraine tấn công Moscow, nhiều chuyến bay bị đình chỉ
Ông Trump: Canada trả 61 tỷ đô la cho Golden Dome, hoặc trở thành tiểu bang thứ 51
Đặc phái viên Mỹ lên án bình luận của cựu Tổng thống Nga về Thế chiến III
Một hãng hàng không châu Âu giành được quyền bay qua không phận Nga
Hơn 85% số người dân Australia nhiễm “hóa chất vĩnh cửu”
Saudi Arabia ấn định thời điểm bắt đầu lễ hành hương Hajj