Dự kiến có 7 trường hợp phải đánh lại số nhà từ tháng 8/2024
Bên cạnh việc chỉ rõ 7 trường hợp cụ thể phải đánh lại số nhà, Bộ Xây dựng cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải thống nhất cách đánh số nhà trên toàn quốc nhằm thuận tiện cho việc tìm kiếm.
(Ảnh minh họa: Đoàn Công Vũ/TTXVN phát)
Tại dự thảo Thông tư quy định đánh số và gắn biển số nhà dự kiến có hiệu lực từ tháng 8/2024 và thay thế cho Quyết định 05/2006/QĐ-BXD, Bộ Xây dựng yêu cầu 7 trường hợp sẽ phải đánh lại số nhà.
Cụ thể, trường hợp nhà thuộc các tuyến giao thông đã đánh sẵn số nhà nhưng lại phát sinh nhiều nhà mới xây hoặc tồn tại nhiều số nhà tự phát.
Nhà trên các tuyến giao thông đã đặt tên và đánh số nhà nhưng được mở rộng, cải tạo, số nhà cũ đã được giải phóng mặt bằng; ngõ mở rộng thành đường, phố và được đặt tên
Tiếp đến là nhà đã được đánh số thuộc các tuyến đường, phố vừa mở nối dài từ phía đầu đường nhưng phần nối dài đó không được đặt tên đường, phố mới. Nhà thuộc các ngõ, ngách, hẻm trên các tuyến đường, phố có lối ra tại các đường, phố mới mở rộng và được đặt tên.
Cùng với đó, nhà trên các tuyến giao thông chưa có nhà xây liên tục và đoạn đường mới xây dựng kéo dài tuyến giao thông đã đánh số nhà (nay được Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định việc đánh lại số và gắn mới biển số nhà).
Trường hợp nhà nằm ở trên một đường/phố cũ phân chia thành nhiều đường, phố mới hoặc nhiều đường, phố cũ nhập thành đường phố mới hay nhà chung cư sử dụng số căn hộ sai nguyên tắc đánh số cũng thuộc trường hợp phải đánh lại số nhà.
Đáng chú ý, Bộ Xây dựng cũng nêu về việc cần thống nhất cách đánh số nhà trên toàn quốc. Theo đó, các số nhà sẽ được đánh lại để thống nhất và thuận tiện cho việc tìm kiếm.
Dự thảo dự kiến cách đánh số nhà trên toàn quốc sẽ được thống nhất lại là mỗi khuôn viên nhà ở, công trình xây dựng có nhà tại mặt tiền các tuyến giao thông sẽ được mang một biển số theo quy cách thống nhất.
Số nhà sẽ được đánh bằng dãy số tự nhiên bắt đầu từ nhà đầu tuyến giao thông cho tới cuối tuyến không phân biệt ranh giới hành chính xã, phường, thị trấn, quận huyện, thị xã.
Như vậy, khi nhìn từ đầu tuyến trái nhìn về phía cuối tuyến thì nhà bên trái sẽ được đánh số lẻ, còn nhà bên phải sẽ được đánh số chẵn.
Trường hợp một nhà nhưng cửa mở ra 2 tuyến giao thông khác nhau thì nhà đó được đánh số theo tuyến giao thông có mặt cắt ngang lớn hơn. Nếu 2 tuyến đó có mặt cắt ngang tương đương thì sẽ đánh số theo tuyến có cửa chính vào nhà.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng yêu cầu thống nhất chiều đánh số nhà được thực hiện từ trung tâm thành phố ra phía ngoại ô (đối với các đường dạng hướng tâm) và theo chiều quay của kim đồng hồ (đối với các đường dạng đường bao hoặc đường vành đai).
Với trường hợp các quận, huyện, thị xã có tuyến đường, phố đặc thù không thực hiện được như trên thì chiều đánh số nhà được thực hiện từ trung tâm quận, huyện, thị xã ra phía ngoài theo hướng dẫn của Sở Xây dựng.
Các tuyến đường, phố nối thông giữa hai đường, phố có mặt cắt ngang tương đương nhau thì chiều đánh số nhà được thực hiện theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ Đông Bắc sang Tây Nam, từ Đông Nam sang Tây Bắc.
Những tuyến đường, phố nối thông giữa hai đường, phố có mặt cắt ngang chênh lệch nhau, chiều đánh số nhà được thực hiện từ điểm đầu nối với đường, phố có mặt cắt ngang lớn hơn.
Các tuyến đường, phố song song với nhau thì chiều đánh số nhà cho tuyến song song lấy theo cùng chiều đánh số nhà của đường, phố có mặt cắt ngang lớn nhất.
Theo Bộ Xây dựng, quy định mới này nhằm đảm bảo tính thống nhất, chính xác trong việc quản lý nhà ở; dễ dàng tra cứu thông tin và phục vụ quản lý nhà nước về nhà ở.
Ghi nhận thực tế cho thấy, hiện nay việc đánh số nhà ở nhiều đô thị lớn, nhất là nhà trong ngõ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không theo quy tắc khiến người dân gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm.
Thậm chí, cơ quan quản lý cũng lúng túng khi kiểm tra, kiểm soát. Tình trạng loạn số nhà diễn ra tại nhiều tuyến phố mới mở, nhảy số lung tung không theo quy luật hoặc trùng số nhau...
Việc đô thị vẫn tiếp tục mở rộng là tất yếu, cùng với giải pháp thống nhất đánh lại số nhà theo quy luật cho phù hợp nguyên tắc, người dân cũng kiến nghị chỉnh sửa các giấy tờ chứng nhận đi kèm.
Đơn cử như tại Hà Nội, có người dân phản ánh, sau khi từ huyện lên quận, địa chỉ nhà đã thay đổi, chứng minh thư nhân dân được thay thế bằng căn cước công dân và rồi gắn chip.
Khi đó, nhìn vào sổ đỏ sẽ thấy dữ liệu liên quan đến nơi đang sở hữu chả liên quan đến nhau, từ địa lý hành chính cho tới thông tin cá nhân đi kèm, ngoại trừ mỗi tên cá nhân là vẫn đúng chính chủ./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:12:00
Nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông ở TP Thanh Hóa
-
2024-11-21 14:18:00
Như Thanh nỗ lực chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số
-
2024-05-17 06:10:00
Triển khai đồng bộ các giải pháp để hạn chế ngộ độc thực phẩm
Đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng
“Tổ công tác lưu động” ở huyện Như Xuân
Tạo sự thân thiện giữa chính quyền với người dân
Nghĩa với đồng đội, ân tình với Nhân dân
Để mỗi người dân, gia đình là hạt nhân trong công tác PCCC và CNCH
Thiệu Hóa giải quyết tồn đọng đất đai và cấp GCNQSDĐ ở lần đầu cho Nhân dân
Khắc khoải ở “Làng Thanh Niên”
Chờ một chủ trương lớn
Xây dựng mô hình “Vườn rau xanh, nhà sạch đẹp, bếp ngăn nắp, chuồng xa nhà”