(Baothanhhoa.vn) - Trước yêu cầu cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) hiện nay, ngày 3-1-2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới. Ngày 15-1-2023, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBND để triển khai nhiệm vụ trong công tác PCCC tới tất cả các cấp từ tỉnh tới cơ sở. Quan điểm chung vẫn phải đặt sự an toàn PCCC của DN lên hàng đầu, vớimục tiêu mới được đặt ra là “Từng nhà máy, xí nghiệp, DN an toàn”. Tuy nhiên nhiều người cho rằng, có thể xem xét giãn lộ trình thực hiện một số quy định, cùng kiến nghị để cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương nhìn nhận sửa đổi nhiều nội dung áp dụng, hay có thêm nhiều giải pháp thực hiện để hài hòa với sự phát triển của DN, nhất là cơ chế cụ thể cho những khu, cụm công nghiệp đã tồn tại lâu đời?

Doanh nghiệp đóng cửa vì quy định phòng cháy, chữa cháy mới (Bài 3): Cần một lộ trình phù hợp!

Trước yêu cầu cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) hiện nay, ngày 3-1-2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới. Ngày 15-1-2023, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBND để triển khai nhiệm vụ trong công tác PCCC tới tất cả các cấp từ tỉnh tới cơ sở. Quan điểm chung vẫn phải đặt sự an toàn PCCC của DN lên hàng đầu, vớimục tiêu mới được đặt ra là “Từng nhà máy, xí nghiệp, DN an toàn”. Tuy nhiên nhiều người cho rằng, có thể xem xét giãn lộ trình thực hiện một số quy định, cùng kiến nghị để cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương nhìn nhận sửa đổi nhiều nội dung áp dụng, hay có thêm nhiều giải pháp thực hiện để hài hòa với sự phát triển của DN, nhất là cơ chế cụ thể cho những khu, cụm công nghiệp đã tồn tại lâu đời?

Doanh nghiệp đóng cửa vì quy định phòng cháy, chữa cháy mới (Bài 3): Cần một lộ trình phù hợp!Vận hành thử hệ thống máy bơm phục vụ PCCC tại Nam khu A, KCN Bỉm Sơn do Công ty CP Tập đoàn Tân Phục Hưng đầu tư. Ảnh: PV

Tin liên quan:
  • Doanh nghiệp đóng cửa vì quy định phòng cháy, chữa cháy mới (Bài 3): Cần một lộ trình phù hợp!
    Doanh nghiệp đóng cửa vì quy định phòng cháy, chữa cháy mới (Bài 2): Nhiều ...

    Trong hàng trăm doanh nghiệp (DN) vừa bị xử phạt hay buộc phải đóng cửa ngừng sản xuất, có rất nhiều đơn vị vẫn có hệ thống phòng cháy, chữa cháy (PCCC) hoạt động bình thường. Có những quy định mới áp dụng, DN chưa thể thực hiện được ngay do điều kiện thực tế, hoặc phải phá đi tất cả để xây dựng lại cơ sở sản xuất... Cũng có những nguyên nhân bị phạt nhưng không hoàn toàn đến từ DN.

  • Doanh nghiệp đóng cửa vì quy định phòng cháy, chữa cháy mới (Bài 3): Cần một lộ trình phù hợp!
    Doanh nghiệp đóng cửa vì quy định phòng cháy, chữa cháy mới (Bài 1): “Khó chồng ...

    Từ cuối năm 2022, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành rà soát việc đáp ứng tiêu chí phòng cháy, chữa cháy (PCCC) mới đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Hàng trăm doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã phải ngừng hoạt động vì không đáp ứng các quy định mới về PCCC. Để hoạt động trở lại, các DN phải đầu tư, bổ sung các hạng mục và được thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24-11-2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC. Tuy nhiên, quá trình thực hiện thực tế không dễ dàng vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến các DN đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.

Trở lại với Khu Công nghiệp (KCN) Tây Bắc Ga, nơi có 103 DN đã bị phạt và bị đình chỉ sản xuất (cả KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga là 110 DN), không thể phủ nhận những lỗi sai của chính DN, như: Ý thức chấp hành pháp luật về đầu tư, xây dựng cũng như việc cập nhật các quy định về PCCC chưa đầy đủ và kịp thời. Nhiều DN còn tự ý cải tạo, thay đổi công năng, tính chất sử dụng, xây dựng mới các hạng mục công trình không đúng mặt bằng quy hoạch được duyệt; không thực hiện thủ tục nghiệm thu đã đi vào hoạt động... Thực trạng vi phạm các quy định PCCC mới tại KCN Tây Bắc Ga hiện nay cũng là thực trạng chung của nhiều DN trên địa bàn tỉnh, thậm chí cả nước.

Theo kết quả rà soát mới nhất của Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các KCN tỉnh, trong số 164 cơ sở thuộc đối tượng thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC tại KCN Tây Bắc Ga chỉ có 37 cơ sở thực hiện bảo đảm quy định. Đáng nói, trong số 110 DN vi phạm về PCCC bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, có 36 dự án vi phạm về mục tiêu sử dụng đất, 8 dự án thay đổi mục tiêu sản xuất. Theo lý giải của các DN là do thị trường nhiều biến động, dịch COVID-19 kéo dài dẫn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn, thiếu thị trường... phải chuyển đổi mục tiêu hoạt động, cho thuê kho, nhà xưởng khi chưa đầy đủ thủ tục hồ sơ.

Doanh nghiệp đóng cửa vì quy định phòng cháy, chữa cháy mới (Bài 3): Cần một lộ trình phù hợp!Công ty TNHH MTV In Đông Á, KCN Tây Bắc Ga phá bỏ công trình vi phạm theo mặt bằng quy hoạch để làm đường giao thông cho xe chữa cháy.

Đại diện Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các KCN tỉnh cho biết: Trước đây, quy hoạch chi tiết của KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga quá bó hẹp và cụ thể đến từng ngành, nghề sản xuất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho các dự án cũng ghi quá cụ thể mục tiêu sản xuất, kinh doanh dẫn đến khi DN phải chuyển hướng đầu tư, thay đổi mục tiêu phải thực hiện nhiều bước thủ tục như: Đề nghị điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh mục tiêu đầu tư, điều chỉnh mục đích sử dụng đất... Nhiều DN không hiểu hết quy trình, cũng như tâm lý ngại thực hiện thủ tục pháp lý vì phức tạp, mất thời gian trong khi nhu cầu của DN đang muốn chuyển đổi ngay để hoạt động.

Việc thực hiện điều chỉnh mục tiêu dự án lại phụ thuộc vào quy hoạch chi tiết KCN. Hiện nay, quy hoạch chi tiết KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga đang được tư vấn thực hiện, chưa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nên chưa có căn cứ để thực hiện thủ tục chuyển đổi/chấp thuận cho DN thuê lại để giải quyết thủ tục hành chính cho DN. Chính vì vậy, trong số 110 DN vi phạm tại KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga, mới có 39 DN có phương án, lộ trình khắc phục. Các DN còn lại hiện vẫn chưa có phương án cụ thể.

Tại một hội nghị cấp tỉnh gần đây, ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: Đa phần các DN vi phạm quy định về PCCC bị đình chỉ là các DN đã hoạt động lâu năm (chuyển tiếp qua nhiều thời điểm áp dụng quy định pháp luật về PCCC khác nhau) nên xây dựng các hạng mục công trình không bảo đảm điều kiện về PCCC theo quy định hiện hành, gây khó khăn cho việc hoàn thiện các công trình PCCC của các DN. Đây là thách thức chung đối với DN tại Thanh Hóa cũng như cả nước, do đó Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa kiến nghị các cấp và ngành liên quan tạo điều kiện cho DN được gia hạn thời gian hoàn thành các hạng mục PCCC đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định hiện hành. Với riêng các DN tại KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga, cùng với việc đề nghị cơ quan có thẩm quyền sớm giải quyết vướng mắc (xem xét, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga) để DN có thể thực hiện được thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất và phê duyệt lại chủ trương đầu tư thì các cấp, ngành tỉnh Thanh Hóa cần sớm rà soát, đánh giá thực trạng và có phương án cải tạo, nâng cấp hạ tầng PCCC bảo đảm đồng bộ và phù hợp với quy mô sản xuất của DN, hạn chế chi phí đầu tư PCCC nội bộ và tạo điều kiện cho DN yên tâm sản xuất”.

Đại diện nhiều DN còn bày tỏ quan điểm, nếu xảy ra cháy nổ thì DN chịu thiệt hại đầu tiên. Do đó, đa phần DN luôn trăn trở về vấn đề bảo vệ tài sản cũng như an toàn cho đơn vị mình. Nhiều năm nay, các DN vẫn có hạ tầng PCCC, thậm chí vận hành thử và có người trực thường xuyên, đang hoạt động bình thường. Đến nay áp dụng quy định mới thì chưa đạt, thậm chí sẽ có nhiều hơn số lượng các DN còn bị phạt, bị đình chỉ nếu lực lượng chức năng “siết chặt" quy định. Đơn cử như kích thước cửa thoát hiểm của các xưởng, công ty trước đây vẫn có và được kiểm tra hàng năm, nhưng nay yêu cầu mới phải rộng hơn nên lại trở thành “vi phạm”. Đa phần chủ các DN cho rằng, có những quy định chưa phù hợp trên thực tế, cần các bên liên quan cùng vào cuộc xem xét khắc phục, thậm chí cùng kiến nghị sửa đổi.

Doanh nghiệp đóng cửa vì quy định phòng cháy, chữa cháy mới (Bài 3): Cần một lộ trình phù hợp!Vận hành thử họng nước cứu hỏa tại Nam khu A, KCN Bỉm Sơn do Công ty CP Tập đoàn Tân Phục Hưng đầu tư.

Nhiều ý kiến khác còn cho rằng, phải giải quyết được “gốc rễ” trong vấn đề PCCC là an toàn hệ thống điện trong các công ty, nhà xưởng. Vì theo thống kê, đa phần các nguyên nhân dẫn đến cháy nổ xuất phát từ chập, cháy điện. Tại Hội nghị về công tác PCCC và sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC gần đây, Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An cũng đã cho biết: Trong pháp luật hiện nay về PCCC, sau thông tư, chưa có quy định về an toàn điện. Thực tế hiện nay, các hành vi sử dụng thiết bị điện kém chất lượng, quá tải, vấn đề thi công các hệ thống điện hiện đang nhức nhối, căng thẳng cần sớm được ban hành quy định bổ sung trong Luật PCCC. Nếu làm được việc này sẽ đi được 1 bước quan trọng trong phương châm chỉ đạo từ Chỉ thị số 01/CT-TTg của Chính phủ về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới: “Trong công tác PCCC phải lấy phòng ngừa là chính, phòng là “xây”, chữa là “chống”, lấy phòng là “cơ bản - chiến lược - lâu dài”, làm tốt công tác phòng cháy để giảm công tác chữa cháy...”.

Ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa đề xuất thêm: “Không chỉ tại Thanh Hóa mà trên địa bàn cả nước nói chung hiện vẫn tồn tại rất nhiều các khu, cụm công nghiệp đã phát triển nhiều năm. Việc áp dụng “tức thì” các tiêu chuẩn, quy định mới vào thực tiễn tại những nơi vốn đã và đang bị “lỗi từ hệ thống đầu tư” thì e rằng, sẽ có nhiều bất cập. Do đó, cần có thời gian, lộ trình để cả chính quyền, cộng đồng DN và cả hệ thống chính trị cùng tiếp cận vào cuộc tháo gỡ. Trong đó, có thể phân cấp nguy cơ cháy nổ với từng ngành, nghề sản xuất để áp dụng quy định chuyển tiếp của luật và các điều khoản thi hành. Cùng với đó là việc nâng cao ý thức về PCCC cho chủ DN và người lao động nhằm hạn chế nguy cơ, rủi ro trong PCCC hiện nay”.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 9 KCN đang hoạt động (có nhà đầu tư thứ cấp) gồm: KCN Lễ Môn, KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga, KCN Hoàng Long, KCN Lam Sơn - Sao Vàng, KCN Bỉm Sơn, KCN luyện kim - Khu Kinh tế Nghi Sơn, KCN số 1 - KKT Nghi Sơn, KCN số 2 - KKT Nghi Sơn, KCN số 5 - KKT Nghi Sơn. Tuy nhiên hiện nay, mới chỉ có hạ tầng kỹ thuật - giai đoạn 1 KCN Lễ Môn (TP Thanh Hóa) là hoàn thiện hạ tầng khung PCCC, đã được thẩm duyệt và nghiệm thu. Tất cả các KCN khác đều chưa hoàn thiện hạ tầng khung PCCC do chưa đúng, đủ yêu cầu hoặc vì nhiều nguyên nhân khác nên chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC theo quy định mới.

Nhóm PV Kinh tế



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]