Đề xuất 2 mức phí sẽ thu trên các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có tờ vừa trình gửi Bộ Xây dựng phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư.
Một đoạn tuyến cao tốc Bắc-Nam 4 làn xe hạn chế được đưa vào vận hành, khai thác. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Theo thống kê của Cục Đường bộ Việt Nam, hiện nay có 12 tuyến cao tốc do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông Vận tải (nay là Bộ Xây dựng).
Căn cứ quy định tại Nghị định 130/2024 và tiến độ lắp đặt hạ tầng trạm thu phí, thiết bị thu phí, trạm dừng nghỉ và hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ để quản lý, điều hành giao thông, Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất triển khai thu phí 5 tuyến cao tốc là Mai Sơn-Quốc lộ 45, Quốc lộ 45-Nghi Sơn, Nghi Sơn-Diễn Châu, Vĩnh Hảo-Phan Thiết và Phan Thiết-Dầu Giây.
Về mức phí, 4 tuyến cao tốc gồm: Mai Sơn-Quốc lộ 45, Quốc lộ 45-Nghi Sơn, Nghi Sơn-Diễn Châu, Vĩnh Hảo-Phan Thiết được quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật Đường bộ có hiệu lực thi hành, khi đưa vào khai thác mà chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại Luật Đường bộ (đường cao tốc có 4 làn xe, có làn dừng khẩn cấp không liên tục) sẽ có mức thu 900 đồng/km.
Riêng, cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện triển khai thu phí (đường cao tốc có 4 làn xe, có làn dừng khẩn cấp liên tục) sẽ có mức phí là 1.300 đồng/km.
Dự kiến khi triển khai thu phí 5 tuyến cao tốc nêu trên, sau khi trừ chi phí tổ chức thu, mỗi năm sẽ nộp ngân sách khoảng 1.700 tỷ đồng.
Đối với 7 tuyến cao tốc chưa đủ điều kiện thu phí gồm Hà Nội-Thái Nguyên, Lào Cai-Kim Thành, Cao Bồ-Mai Sơn, Cam Lộ-La Sơn, La Sơn-Túy Loan, Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ nghiên cứu để tiếp tục lập đề án khai thác ở giai đoạn sau.
Cục Đường bộ Việt Nam cũng đề xuất cơ quan quản lý tài sản là Cục Đường bộ trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; quản lý, bảo trì, bảo dưỡng đối với các đoạn đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý, khai thác theo quy định pháp luật; việc thu phí đường cao tốc sẽ áp dụng hình thức điện tử không dừng.
Với vai trò là cơ quan quản lý thu, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ quản lý thu, nộp, sử dụng phí sử dụng đường bộ cao tốc; thực hiện kê khai, nộp phí sử dụng đường bộ cao tốc thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định về quản lý thuế; kiểm tra hoạt động, số thu từ cung cấp dịch vụ thu phí sử dụng đường bộ cao tốc của đơn vị vận hành thu, nhà cung cấp dịch vụ, đảm thu đúng, thu đủ, nộp đúng hạn khoản thu phí sử dụng đường bộ cao tốc vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của đơn vị quản lý thu./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-04-15 21:42:00
Nơi ấy đâu chỉ có nương ngô
-
2025-04-15 20:02:00
Diện tích và dân số của 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập
-
2025-04-14 16:07:00
Rà soát đối tượng người có công tại các địa bàn khó khăn để hỗ trợ kịp thời
Lập 5 đoàn liên ngành kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành phố
Công khai lấy ý kiến Nhân dân về đề nghị khen thưởng
Sáp nhập tỉnh hướng biển: Mở rộng không gian phát triển trục Đông-Tây
Cần xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép
Trao 300 suất quà và 40 xe lăn cho người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn của huyện Thiệu Hóa
Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên sắp bay vào vũ trụ
Ngược ngàn Hồi Xuân
Thường Xuân: Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo
Mô hình “Mỗi công dân - Một danh tính số”