(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 trong bối cảnh thế giới tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19 và đã tác động tiêu cực đến hầu hết các ngành, lĩnh vực; nhiều địa phương phải áp dụng biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội, tạm dừng hoạt động một số loại hình kinh doanh, dịch vụ, văn hóa - xã hội để khống chế, ngăn chặn, phòng ngừa dịch lây lan. Nhưng với tinh thần chủ động, sáng tạo, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nên dịch COVID-19 vẫn được kiểm soát tốt, kinh tế - xã hội của tỉnh ta tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được kết quả quan trọng, ấn tượng trên nhiều lĩnh vực.

Dấu ấn phát triển kinh tế năm 2021

Thanh Hóa bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 trong bối cảnh thế giới tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19 và đã tác động tiêu cực đến hầu hết các ngành, lĩnh vực; nhiều địa phương phải áp dụng biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội, tạm dừng hoạt động một số loại hình kinh doanh, dịch vụ, văn hóa - xã hội để khống chế, ngăn chặn, phòng ngừa dịch lây lan. Nhưng với tinh thần chủ động, sáng tạo, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nên dịch COVID-19 vẫn được kiểm soát tốt, kinh tế - xã hội của tỉnh ta tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được kết quả quan trọng, ấn tượng trên nhiều lĩnh vực.

Dấu ấn phát triển kinh tế năm 2021

Tổng kho xăng dầu Anh Phát tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, khánh thành và đưa vào hoạt động tháng 7-2021.

Trong đó, nổi bật là tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2021 của tỉnh đạt 8,85%, đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố có mức tăng cao của cả nước; tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp, thủy sản; sản xuất công nghiệp; giá trị xuất khẩu; thành lập mới doanh nghiệp; giải ngân vốn đầu tư công; thu ngân sách Nhà nước... đều thu được kết quả khả quan.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021, tiếp tục có bước phát triển và khá toàn diện, giữ vai trò quan trọng cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong bối cảnh dịch COVID-19. Tốc độ tăng trưởng 3,58%, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây; tổng sản lượng lương thực ước đạt 1,61 triệu tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ. Chăn nuôi gặp khó khăn do xảy ra một số dịch bệnh trên đàn vật nuôi, song vẫn phát triển; sản lượng thịt hơi, trứng gia cầm, sữa tươi đều tăng khá. Sản xuất công nghiệp cơ bản thích ứng an toàn, linh hoạt với diễn biến dịch COVID -19, là động lực chính, đóng góp khoảng 60% tăng trưởng kinh tế năm 2021 của tỉnh. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2021 ước tăng 16,93% so với cùng kỳ, phần lớn các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch; trong đó, có một số sản phẩm tăng cao so với cùng kỳ, như: Dầu ăn, gấp 2,13 lần; thép các loại, tăng 72,7%; quần áo may sẵn, tăng 23,7%; giày thể thao, tăng 27,5%; đường kết tinh, tăng 26%; thức ăn gia súc, tăng 27,3%... Hoạt động thương mại vẫn duy trì ổn định, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2021 vượt 8,5% kế hoạch, tăng 11,7% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh so với cùng kỳ, giá trị xuất khẩu năm 2021 ước đạt 5.339 triệu USD, tăng 42,7%; nhập khẩu hàng hóa ước đạt 6.616 triệu USD, tăng 24,4%. Vận tải hàng hóa tăng 5,5%, xếp dỡ hàng hóa qua cảng tăng 1,6%; doanh thu vận tải, tăng 14,6% so với cùng kỳ. Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 36.500 tỷ đồng, vượt 37,4% so với dự toán; trong đó, có 11/13 chỉ tiêu thu vượt dự toán, một số khoản thu tăng, như: Thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước vượt 5% so với dự toán và tăng 4% so với cùng kỳ; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vượt 34% so với dự toán và tăng 28%; thuế bảo vệ môi trường, vượt 15% so với dự toán và tăng 13%.

Đi đôi với đó, hoạt động đối ngoại, xúc tiến đầu tư của tỉnh được thực hiện linh hoạt, phù hợp với tình hình, diễn biến của dịch COVID-19 và đạt được những kết quả tích cực. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã làm việc trực tiếp và trực tuyến với các tổ chức quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn, như: Đại sứ quán các nước Đan Mạch, Hungary, Nhật Bản, Ấn Độ, Cu Ba, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Foxconn, WHA (Thái Lan), T&T, TNG, SunGroup, VinGroup, FLC, Viettel, SamSung, BRG... nhằm giới thiệu, thu hút đầu tư và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; ký thỏa thuận hợp tác với Tổng cục Du lịch, Tổng Công ty Viễn thông Mobifone, Tập đoàn AeonMall...; đồng thời, tỉnh đã thành lập bộ phận hỗ trợ Nhật Bản tại Thanh Hóa (Japan Desk). Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 137.630 tỷ đồng, tăng 2,5% so với cùng kỳ; trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 89 dự án đầu tư trực tiếp (có 8 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài), với tổng số vốn đầu tư đăng ký 24.015 tỷ đồng và 112,7 triệu USD. Thành lập mới 3.500 doanh nghiệp, tăng 16,7% kế hoạch, đứng thứ 4 cả nước về thành lập mới doanh nghiệp.

Xác định việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động; đồng thời, tạo ra năng lực sản xuất mới, thu hút đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 với nhiều giải pháp cụ thể, sáng tạo, như: Quy định mốc thời gian hoàn thành giải ngân kế hoạch vốn năm 2021 đối với từng loại dự án; phân công các đồng Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách, chỉ đạo trực tiếp tiến độ thực hiện, giải ngân của các dự án cụ thể; yêu cầu các chủ đầu tư ký cam kết về tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đối với từng dự án, UBND cấp huyện ký cam kết về tiến độ giải phóng mặt bằng với các chủ đầu tư; tổ chức hội nghị giao ban về đầu tư công, theo chuyên đề, lĩnh vực và chung của cả tỉnh; đặc biệt, UBND tỉnh đã ban hành quy trình giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án có sử dụng đất; đầu tư công và triển khai thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp trên địa bàn để thống nhất tổ chức triển khai thực hiện trên toàn tỉnh. Do đó, giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 25-11-2021 đạt 8.211,7 tỷ đồng, bằng 89,1% kế hoạch, cao hơn 5% so với cùng kỳ và đứng thứ 2 cả nước về tỷ lệ giải ngân nhanh.

Dấu ấn phát triển kinh tế năm 2021

Công nhân Nhà máy Xi măng Long Sơn trong ca sản xuất.

Để đạt được kết quả ấn tượng trên, trước hết phải kể đến việc tỉnh ta đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả trong việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, với mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân là trên hết, trước hết. Đi đôi với đó là sự đoàn kết, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ; sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị; sự ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh; sự quan tâm giúp đỡ, ủng hộ của Trung ương. Đồng thời, tỉnh ta đã kế thừa, phát huy những kết quả đạt được, bài học hay, kinh nghiệm quý và tập trung, khẩn trương giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc, chủ động xây dựng các phương án, ứng phó kịp thời, hiệu quả với những biến động, vấn đề mới phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp duy trì, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp chủ lực có đóng góp lớn cho tăng trưởng, thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động.

Đồng chí Nguyễn Thành Luân, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, cho biết: Với những thành tựu về phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian qua, đặc biệt là những kết quả ấn tượng trong thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, đưa hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; cùng với hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách cơ bản được hoàn thiện, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện và những dư địa mà Nghị quyết số 37/2021/QH15 ngày 13-11-2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa mang lại sẽ là những điều kiện hết sức thuận lợi thúc đẩy kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2022 và các năm tiếp theo. Để phát huy những kết quả đạt được, đưa tỉnh ta tiếp tục phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, bền vững hơn trong thời gian tới, cần tập trung triển khai thực hiện một số giải pháp. Đó là, tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Chủ động đánh giá, xác định rõ cấp độ dịch và những nguy cơ dịch COVID-19 xâm nhập vào địa bàn để xây dựng và triển khai các biện pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, với lộ trình chặt chẽ, khả thi, vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội; phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch, phục hồi và phát triển kinh tế của tỉnh. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế, trọng tâm là phục hồi các ngành du lịch, dịch vụ và các ngành sản xuất chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch, để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Nâng cao chất lượng cải cách hành chính và quản trị hành chính công, kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, công bằng cho doanh nghiệp. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, trọng tâm là tổ chức lại hoạt động xúc tiến đầu tư theo hướng chủ động tiếp cận, tìm hiểu và hỗ trợ các đối tác, tập đoàn lớn, công nghệ cao, đứng đầu hoặc vận hành các chuỗi giá trị. Ưu tiên dành các vị trí, địa điểm đầu tư thuận lợi, có lợi thế về thương mại, hạ tầng kết nối để thu hút các dự án quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, công nghệ hiện đại, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các nước tham gia hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. Tiếp tục cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư công theo hướng giảm tỷ trọng đầu tư công trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công; lấy đầu tư công dẫn dắt, thu hút nguồn lực hợp pháp của xã hội, tạo sự chuyển biến rõ nét, đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại và tập trung vào các lĩnh vực trọng yếu, như: Hạ tầng giao thông, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng đô thị... Tổ chức thực hiện các biện pháp điều hành thu ngân sách Nhà nước hiệu quả theo quy định của Luật Quản lý thuế; phân loại, đánh giá các nguồn thu ngay từ đầu năm để có biện pháp thu thích hợp. Tăng cường hỗ trợ pháp lý dành cho doanh nghiệp; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng, đa dạng thị trường, tìm kiếm các đối tác mới, ngành hàng mới. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý cho đội ngũ doanh nhân, tạo điều kiện hình thành những doanh nhân có năng lực, có đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

Bài và ảnh: Xuân Hùng


Bài và ảnh: Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]