(Baothanhhoa.vn) - Nhằm chủ động tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, trong hơn 2 năm qua, các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh đã rà soát lại hoạt động của từng doanh nghiệp (DN), xây dựng và triển khai kế hoạch cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi suất, kích cầu sản xuất phát triển. Thông qua các chương trình tín dụng, nhiều DN đã nhanh chóng tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất hợp lý, từng bước đầu tư phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Đáp ứng nguồn vốn khôi phục sản xuất, kinh doanh

Nhằm chủ động tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, trong hơn 2 năm qua, các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh đã rà soát lại hoạt động của từng doanh nghiệp (DN), xây dựng và triển khai kế hoạch cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi suất, kích cầu sản xuất phát triển. Thông qua các chương trình tín dụng, nhiều DN đã nhanh chóng tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất hợp lý, từng bước đầu tư phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Đáp ứng nguồn vốn khôi phục sản xuất, kinh doanhNhiều doanh nghiệp xã Hà Hải (Hà Trung) được vay vốn ngân hàng, khôi phục sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Để chủ động tháo gỡ khó khăn cho DN, các NHTM đã nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt những khó khăn của khách hàng, xây dựng phương án giải ngân vốn phù hợp với chỉ đạo của hệ thống và của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, nhằm tạo thuận lợi cho DN tiếp cận nguồn vốn vay thuận lợi. Đối tượng mà các NHTM ưu tiên hỗ trợ tháo gỡ khó khăn là khách hàng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19, gồm nhóm DN kinh doanh dịch vụ vận tải, kinh doanh khách sạn, du lịch, lữ hành, kinh doanh lĩnh vực giáo dục và đào tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, xuất khẩu. Nhiều DN sau khi được tháo gỡ khó khăn về vốn đã từng bước phục hồi sản xuất trở lại, tạo việc làm cho người lao động.

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Việt Nam, các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh cũng đã triển khai hai đợt hỗ trợ lãi suất cho khách hàng. Đợt một, đối với các khoản vay tại thời điểm 15-7-2021, Agribank giảm 1% lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ cho vay ngắn hạn có lãi suất từ 5%/năm trở lên và dư nợ cho vay trung, dài hạn có lãi suất từ 7%/năm trở lên (không áp dụng đối với các khoản vay đã được ưu đãi lãi suất, miễn giảm lãi) và thời gian thực hiện đến 31-12-2021. Đợt hai, các chi nhánh Agribank bắt đầu triển khai từ ngày 10-8 đến 31-12-2022, đối với các khách hàng vay vốn kinh doanh và nhu cầu đời sống được giảm 1% lãi suất. Với mức hỗ trợ lãi suất trong cả hai đợt, giá trị của Agribank hỗ trợ lãi suất cho khách hàng khoảng gần 200 tỷ đồng. Nhiều khách hàng sử dụng vốn của Agribank sau khi được giảm lãi suất và cơ cấu lại thời gian trả nợ đã giảm bớt khó khăn, tiếp tục đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho DN, HTX, hộ kinh doanh, Ngày 20-5-2022, Chính phủ ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của DN, HTX, hộ kinh doanh. NHNN đã ban hành Thông tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định 31/2022/NĐ-CP. Chương trình được áp dụng đối với các thỏa thuận cho vay và giải ngân từ ngày 1-1-2022 đến 31-12-2023 và đối với nghĩa vụ trả nợ lãi tại các kỳ hạn trả nợ lãi mà thời điểm trả nợ phát sinh từ ngày 20-5-2022 đến 31-12-2023. Theo quy định, có 11 nhóm ngành được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm gồm các ngành, lĩnh vực như hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống; giáo dục – đào tạo; nông - lâm nghiệp - thủy sản; công nghiệp chế biến - chế tạo; xuất khẩu phần mềm, lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan; thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ. Với chính sách hỗ trợ 2% lãi suất, dự kiến nhu cầu tín dụng của khách hàng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. NHNN cũng xác định tín dụng là một trong những kênh cung ứng vốn trọng yếu hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau đại dịch. Do đó, NHNN Thanh Hóa đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung mở rộng tín dụng, hướng tín dụng vào các lĩnh vực quan trọng, bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh để khôi phục nền kinh tế nhanh nhất.

Đối với DN, HTX và hộ kinh doanh, việc hỗ trợ 2% lãi suất cho vay sẽ trực tiếp giảm chi phí vốn vay và giảm chi phí đầu vào sản xuất. Đối với các tổ chức tín dụng, gói cấp bù lãi suất này sẽ giúp các ngân hàng mở rộng và tăng trưởng tín dụng hiệu quả. Thực hiện tốt gói tín dụng hỗ trợ lãi suất, không chỉ bảo đảm đạt phục hồi tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô và giữ ổn định giá cả trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng. Ngay sau khi Thông tư 03/2022/TT-NHNN có hiệu lực, NHNN Thanh Hóa đã phân công nhiệm vụ, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay theo đúng mục đích khi được hỗ trợ lãi suất. NHNN Thanh Hóa cũng đề nghị các tổ chức tín dụng công khai đối tượng khách hàng được thụ hưởng, hồ sơ thủ tục cho vay, phương thức hỗ trợ, thời điểm dừng hỗ trợ.

Tính đến 23-10, dư nợ tín dụng trên địa bàn toàn tỉnh đạt 171.500 tỷ đồng, tăng 12,95% so với đầu năm. Trong đó, nguồn vốn tín dụng đầu tư cho DN vay 47.566 tỷ đồng, với 5.487 DN đang vay vốn. Các chi nhánh NHTM trên địa bàn cũng đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ cho 291.789 khách hàng, với tổng giá trị nợ là 97.436 tỷ đồng. Hiện, NHNN Thanh Hóa đã cung cấp đường dây nóng cho khách hàng nếu có vướng mắc trong quá trình vay vốn có thể gọi trực tiếp cho ngân hàng để kịp thời phối hợp tháo gỡ. Bảo đảm tốt nguồn vốn cho phát triển DN, các NHTM sẽ tiếp tục kiến nghị với cấp trên mở rộng việc tăng trưởng tín dụng, đồng hành cùng DN, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh để phục hồi kinh tế.

Thời gian tới, NHNN Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo các NHTM thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng và kiểm soát chất lượng tín dụng, nhất là đối với lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Các NHTM tiếp tục chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, như cho vay các dự án trọng điểm của tỉnh, các khu công nghiệp, khu kinh tế, cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh... Đồng thời, các tổ chức tín dụng tích cực triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng với khách hàng; mở rộng các gói tín dụng với lãi suất hợp lý, phù hợp với đặc thù của từng nhóm khách hàng vay, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn; chia sẻ những khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID–19, như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi suất cho vay.

Bài và ảnh: Khánh Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]