Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho hội viên nông dân
Trong những năm qua các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động tư vấn, dạy nghề, giúp hội viên nông dân có thêm kiến thức, kỹ năng ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh, từng bước cải thiện thu nhập, vươn lên thoát nghèo.
Mô hình trồng cây ăn quả cho thu nhập cao của hội viên nông dân xã Đồng Lương (Lang Chánh).
Điển hình trong công tác đào tạo nghề là HND huyện Lang Chánh đã xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền về học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, các chủ trương, chính sách về dạy nghề cho lao động nông thôn. Cùng với đó, huyện đã tư vấn miễn phí cho nông dân về dạy nghề, việc làm, thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh, phát triển trang trại... Tích cực vận động hội viên, nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị. Bên cạnh đó, các cấp hội đã tín chấp và ủy thác với các ngân hàng cho nông dân vay tổng dư nợ từ năm 2021 đến nay là trên 450 tỷ đồng; xây dựng và quản lý, sử dụng hiệu quả trên 700 triệu đồng quỹ Hỗ trợ nông dân (QHTND) cấp huyện và trên 1,6 tỷ đồng từ nguồn quỹ cấp tỉnh; phối hợp tổ chức 28 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho 1.680 lao động. Phối hợp tổ chức các buổi tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, kỹ thuật canh tác, chăn nuôi hiệu quả, tổ chức dạy nghề, đào tạo việc làm, giới thiệu và tổ chức tham quan các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao, giúp hội viên, nông dân có thêm kiến thức, lựa chọn, áp dụng những mô hình sản xuất phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao...
Với vai trò đồng hành cùng hội viên, nông dân phát triển kinh tế, các cấp HND trong tỉnh đã vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tích cực học nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp; tăng cường liên kết trong sản xuất, tham gia vào các HTX, tổ hợp tác... Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn hội viên, nông dân đổi mới tư duy, cách làm, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khai thác tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động, đầu tư vốn, mạnh dạn áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản; tổ chức cho hội viên đi tham quan, học hỏi các mô hình kinh tế hiệu quả trong và ngoài tỉnh, từ đó vận dụng vào tình hình thực tế tại gia đình...
Kết quả, năm 2023 các cấp hội đã trực tiếp và phối hợp tổ chức 297 lớp dạy nghề cho 6.847 lượt hội viên nông dân, trong đó 6.275 hội viên nông dân, người lao động có việc làm sau đào tạo. Bên cạnh đó, Tỉnh hội đã phối hợp với Công ty ICO và các đơn vị tư vấn, giới thiệu việc làm, tuyên truyền, vận động, hỗ trợ giúp đỡ cho 1.755 nông dân, con em nông dân đi lao động ở nước ngoài. Đặc biệt, nhằm hỗ trợ vốn cho hội viên nông dân, HND tỉnh tiếp tục tín chấp và nhận ủy thác với ngân hàng cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh và triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án.
Tính đến tháng 2/2024, các cấp hội đã tín chấp và ủy thác với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh với tổng dư nợ hơn 16,28 tỷ đồng, tăng 129,658 tỷ đồng so với cùng kỳ. Ban điều hành QHTND tỉnh đã kịp thời tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Nghị định 37/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ; chỉ đạo kiện toàn ban điều hành và ban kiểm soát QHTND cấp huyện sau đại hội và xây dựng đề án kiện toàn QHTND cấp huyện theo Nghị định 37 của Chính phủ; quản lý sử dụng hiệu quả nguồn vốn QHTND tỉnh quản lý hơn 38,63 tỷ đồng, thông qua 78 dự án, với 609 hộ được vay, trong đó nguồn vốn Trung ương Hội ủy thác là 17,5 tỷ đồng; nguồn vốn kênh tỉnh là 21,133 tỷ đồng... Trong quý I/2024, HND cấp huyện, xã đã vận động phát triển thêm được 42,5 triệu đồng QHTND, tạo điều kiện cho hộ hội viên vay vốn.
Ngoài ra, các cấp hội đã tích cực khai thác vốn từ các chương trình, dự án như chương trình vốn vay giải quyết việc làm 120 của Chính phủ; chương trình khuyến nông, lâm, ngư, khoa học - công nghệ... để hỗ trợ nông dân; quan tâm chỉ đạo xây dựng các mô hình phát triển kinh tế gắn với việc phát triển các tổ liên kết, hợp tác với nhau trong sản xuất theo hình thức nhóm hộ. Qua đó, giúp các hộ tham gia có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, hợp tác với nhau tiêu thụ sản phẩm.
Hiện các cấp HND tiếp tục rà soát nhu cầu học nghề của hội viên, nông dân, từ đó định hướng những ngành nghề phù hợp. Ban hành đề án, triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình trọng tâm Nghị quyết Đại hội đại biểu HND tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023-2028 đề ra về “Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ nông dân”. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình phối hợp, các hoạt động hỗ trợ nông dân vay vốn, mua phân bón trả chậm, ứng dụng khoa học - công nghệ; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu và quảng bá tiêu thụ nông sản, hàng hóa.
Bài và ảnh: Trần Giang
{name} - {time}
-
2024-12-14 17:19:00
17 năm đồng hành cùng ngành giáo dục xứ Thanh
-
2024-12-14 15:10:00
Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc
-
2024-04-26 12:15:00
Xung kích, tình nguyện vì cộng đồng
Từ nỗi đau, càng đòi hỏi phải làm nghiêm túc, thực chất hơn
Tập huấn kỹ năng viết tin, bài đăng tải trên cổng thông tin điện tử
Hơn 1,5 triệu khách đi lại bằng đường hàng không trong dịp nghỉ lễ 30/4
Hoà mình vào cuộc sống dân dã, bình yên tại làng chài ở thành phố du lịch Sầm Sơn
Thiệu Hóa cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị cho ngày lễ lớn
Hội LHPN phường Phú Sơn đạt và vượt 10/12 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội
Như Xuân phấn đấu xây dựng 160 căn nhà cho hộ nghèo, hộ chính sách, hộ khó khăn về nhà ở
Ứng dụng công nghệ số trong công tác truyền thông công đoàn
Hiệu quả kép từ mô hình “biến rác thải thành tiền”