Chuyển đổi số cấp xã vẫn còn nhiều khó khăn
Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng trong hành trình thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS), tuy nhiên trong quá trình triển khai, các địa phương đang gặp khó khăn trong thực hiện một số tiêu chí CĐS cấp xã.
Người dân thực hiện dịch vụ công tại bộ phận “một cửa” xã Thăng Long (Nông Cống).
Bộ tiêu chí đánh giá CĐS cấp xã đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được UBND tỉnh ban hành theo Quyết định số 1829/QĐ-UBND ngày 30/5/2023 gồm 4 nhóm tiêu chí chính: Chính quyền số có 11 chỉ tiêu thành phần; Kinh tế số có 6 chỉ tiêu thành phần; Xã hội số có 12 chỉ tiêu thành phần và Hạ tầng số có 8 chỉ tiêu thành phần. Bộ tiêu chí là cơ sở quan trọng để các xã, phường, thị trấn triển khai các nhiệm vụ CĐS đảm bảo đúng định hướng và có trọng tâm trọng điểm. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai các địa phương đang gặp khó khăn trong thực hiện một số tiêu chí.
Bám sát các nhiệm vụ được giao về CĐS, cấp ủy, chính quyền xã Quảng Hòa (Quảng Xương) đã tập trung thực hiện công tác CĐS một cách quyết liệt. Đến nay, 100% văn bản của UBND xã đã được xử lý trên môi trường điện tử. Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử được cập nhật, bổ sung thông tin thường xuyên đạt 99,8%... Xã đã lựa chọn mô hình CĐS nổi bật là mô hình “Camera an ninh trật tự”. Với việc lắp đặt được 57 mắt camera an ninh tại các ngã tư, cổng công sở UBND xã, cổng các trường học, khu vực phức tạp về an ninh trật tự (ANTT), các tuyến đường có mật độ giao thông lớn... đã góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý ANTT trên địa bản, đảm bảo cuộc sống bình yên, môi trường sống an toàn, phát triển theo hướng đô thị thông minh, hiện đại.
Trong thực hiện nhiện vụ CĐS, xã Quảng Hòa cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Chủ tịch UBND xã Quảng Hòa Phạm Việt Dũng chia sẻ: "Với phương châm vướng đến đâu tháo gỡ đến đó, đến nay cơ bản xã đã hoàn thành các chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí đánh giá CĐS cấp xã do UBND tỉnh ban hành. Tuy nhiên, do thiếu nguồn kinh phí nên việc đầu tư hạ tầng số còn hạn chế, xã chưa trang bị được hệ thống đài truyền thanh có ứng dụng viễn thông - công nghệ thông tin, do đó hiện tại xã vẫn chưa đạt tiêu chí 4.7 thuộc nhóm tiêu chí về hạ tầng số".
Trong nhóm tiêu chí về xã hội số, có một số chỉ tiêu thành phần mà theo đánh giá của nhiều xã là khó thực hiện, như: Tỷ lệ hộ gia đình thanh toán tiền điện bằng phương thức không dùng tiền mặt đạt 60%; tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt 30%; tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử được cập nhật, bổ sung thông tin thường xuyên đạt 95%... Nguyên nhân do điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu và nhận thức của người dân đối với vấn đề này còn hạn chế.
Tính đến cuối năm 2023, xã Thăng Long (Nông Cống) vẫn chưa đạt tiêu chí 3.10 về tỷ lệ dân số trong độ tuổi trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân; tiêu chí 3.11 về tỷ lệ dân số trưởng thành có dịch vụ công trực tuyến; tiêu chí 3.12 về tỷ lệ hộ gia đình thanh toán tiền điện bằng phương thức không dùng tiền mặt.
Theo ghi nhận, trong các nhóm tiêu chí về kinh tế số, xã hội số hay hạ tầng số, đều có một số chỉ tiêu thành phần mà các xã thực hiện khá khó khăn. Năm 2023, xã Hoằng Tiến là 1 trong 11 xã của huyện Hoằng Hóa được giao nhiệm vụ hoàn thành CĐS cấp xã. Tuy nhiên, nhiệm vụ này đang gặp trở ngại do thói quen dùng hóa đơn, hợp đồng giấy...
Trên địa bàn xã hiện có khoảng 40 doanh nghiêp, đều là doanh nghiệp quy mô nhỏ. Vì thế, mặc dù xã đã tuyên truyền, vận động, nhưng hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa sử dụng hợp đồng điện tử trong hoạt động kinh doanh, mà vẫn giao dịch mua bán hàng hóa với các hợp đồng giấy tờ trực tiếp theo thói quen cũ. Do vậy, việc đảm bảo tỷ lệ 50% doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử theo yêu cầu của Bộ tiêu chí CĐS cấp xã đang là thách thức đối với xã Hoằng Tiến.
Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Tiến Lê Duy Trọng chia sẻ: "Xã tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các chủ doanh nghiệp hiểu được tiện ích khi chuyển đổi sang hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử... Đồng thời, hướng dẫn các doanh nghiệp ký kết các loại hợp đồng điện tử đơn giản như hợp đồng lao động, hợp đồng công việc... để dần hình thành thói quen sử dụng hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử cũng như đảm bảo chỉ tiêu cần đạt được để xã hoàn thành nhiệm vụ CĐS".
Năm 2024, UBND tỉnh giao 132 xã, phường, thị trấn hoàn thành nhiệm vụ CĐS. Tuy nhiên, những khó khăn trong việc thực hiện các tiêu chí CĐS cấp xã; khó khăn về hệ thống hạ tầng phục vụ CĐS; nguồn nhân lực số cấp xã; tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh còn thấp dẫn đến việc tiếp cận các nội dung CĐS còn nhiều hạn chế... Thực trạng này đòi hỏi các cấp chính quyền cần tập trung tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy mạnh mẽ CĐS từ cơ sở.
Bài và ảnh: Linh Hương
- 2024-11-02 19:11:00
Thức dậy dòng sông để thêm thương nhớ hồn làng
- 2024-11-02 15:28:00
Bế giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội tỉnh Thanh Hoá và Bắc Ninh 2024
- 2024-01-29 09:08:00
Chú trọng dinh dưỡng cho lứa tuổi học đường
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
Vẻ đẹp cuốn hút của đào phai Quảng Chính
Trao 520 suất quà cho đoàn viên, người lao động hoàn cảnh khó khăn huyện Nông Cống
BIDV Lam sơn lan tỏa giá trị nhân văn qua các hoạt động an sinh xã hội
Gặp gỡ cặp song sinh với “cú đúp” đặc biệt ở Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia
Cầu kênh Nam xuống cấp nghiêm trọng: Nỗi ám ảnh của người dân
Dấu ấn “sắc áo đỏ”
Những sáng kiến hay trong truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình
Công ty CP Xây lắp điện lực Thanh Hóa tặng quà cho cựu TNXP hoàn cảnh khó khăn