(Baothanhhoa.vn) - Với mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Thanh Hóa phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, sau hơn 2 năm thực hiện, Chương trình nâng cao chất lượng văn hóa giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là chương trình) đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Qua đó, từng bước tạo nền tảng vững chắc để xây dựng Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm văn hóa lớn của khu vực và cả nước.

Chương trình nâng cao chất lượng văn hóa, giáo dục, y tế giai đoạn 2021-2025: Nhiều thành quả ấn tượng! (Bài 1): Vì một nền văn hóa xứ Thanh tiên tiến, đậm đà bản sắc

Với mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Thanh Hóa phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, sau hơn 2 năm thực hiện, Chương trình nâng cao chất lượng văn hóa giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là chương trình) đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Qua đó, từng bước tạo nền tảng vững chắc để xây dựng Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm văn hóa lớn của khu vực và cả nước.

Chương trình nâng cao chất lượng văn hóa, giáo dục, y tế giai đoạn 2021-2025: Nhiều thành quả ấn tượng! (Bài 1): Vì một nền văn hóa xứ Thanh tiên tiến, đậm đà bản sắcLễ hội Lam Kinh 2022. Ảnh: Thùy Linh

Từ những trái ngọt...

Văn hóa được xác định là nền tảng tinh thần của xã hội. Do đó, hơn 2 năm thực hiện chương trình, lĩnh vực văn hóa tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự vào cuộc của MTTQ, các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan; sự ủng hộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Các nhiệm vụ trong chương trình được triển khai và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Chương trình đặt ra 4 nhóm chỉ tiêu và 8 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, nhóm chỉ tiêu về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và phát triển nguồn nhân lực văn hóa hiện có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra. Đối với nhóm chỉ tiêu về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiết chế văn hóa, công trình văn hóa có một số chỉ tiêu đạt mục tiêu đề ra. Nổi bật là tỷ lệ gia đình được công nhận “gia đình văn hóa”/năm đạt 83,7% (mục tiêu đến năm 2025 là 75%); tỷ lệ thôn, khu phố được công nhận danh hiệu “khu dân cư văn hóa”/năm là 83,3% (mục tiêu đến năm 2025 là 78%); tỷ lệ xã, phường, thị trấn, cơ quan đạt tiêu chí kiểu mẫu là 23,12% (mục tiêu đến năm 2025 là 20%); di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có 18 di sản (mục tiêu đến năm 2025 là 15 di sản). Số cán bộ ngành văn hóa cấp huyện có trình độ đại học trở lên đạt 84,2% (mục tiêu đến năm 2025 là 75%); cán bộ ngành văn hóa cấp tỉnh có trình độ sau đại học đạt 17,8% (mục tiêu đến năm 2025 15%).

Việc triển khai nhiệm vụ xây dựng con người Thanh Hóa phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh và đất nước tiếp tục được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai lồng ghép trong thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-TW và các phong trào của các hội, đoàn thể. Nhiều chương trình, phong trào triển khai hiệu quả như: “Xây dựng gia đình văn hóa”; “Công dân kiểu mẫu”; “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”; “Xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện”... Công tác tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng về văn hóa ứng xử trong gia đình; giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình được các cấp triển khai sâu rộng, bước đầu đem lại hiệu quả nhất định, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của Nhân dân.

Công tác tuyên truyền, quảng bá về truyền thống lịch sử, văn hóa, vùng đất và con người Thanh Hóa được triển khai sâu rộng. Toàn tỉnh có 4.300 hương ước được công nhận, đạt 99% trên tổng số thôn, bản, tổ dân phố. Các hoạt động thể dục - thể thao quần chúng được triển khai, nhân rộng và phát triển mạnh mẽ, gắn liền với cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Năm 2022, số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên đạt 44% dân số; gia đình thể thao đạt 30,5% số hộ; tổ chức thành công Đại hội TDTT toàn tỉnh lần thứ IX. Môi trường văn hóa đang từng bước được hoàn thiện, hoạt động văn hóa cơ sở ngày càng đi vào thực chất, thu hút sự tham gia của quần chúng Nhân dân.

Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa được các cấp chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm chỉ đạo. Nhiều kế hoạch bảo tồn, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị của di tích được ban hành. Trong giai đoạn 2021-2023 có 50 dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích được HĐND, UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư, tổ chức triển khai thực hiện. Công tác số hóa di sản từng bước được triển khai. Nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa, văn nghệ được tổ chức quy mô, hiệu quả, đúng quy định. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp được đầu tư, đổi mới và đạt được nhiều giải cao tại các hội diễn, hội thi.

Những con số trên đã minh chứng cho những kết quả nổi bật sau hơn 2 năm thực hiện chương trình. Đây là động lực, nền tảng vững chắc để xây dựng văn hóa Thanh Hóa ngày càng tiên tiến, đậm đà bản sắc, cũng như góp phần xây dựng con người Thanh Hóa phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ.

...đến những thách thức

Nhận thức rõ văn hóa là hồn cốt của dân tộc, tỉnh Thanh Hóa đã xác định nâng cao chất lượng văn hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình phát triển toàn diện của tỉnh. Song, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai chương trình vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế.

Chương trình nâng cao chất lượng văn hóa, giáo dục, y tế giai đoạn 2021-2025: Nhiều thành quả ấn tượng! (Bài 1): Vì một nền văn hóa xứ Thanh tiên tiến, đậm đà bản sắcLễ hội Đền Bà Triệu (Hậu Lộc) - Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đó là những khó khăn, hạn chế trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và xây dựng thiết chế văn hóa, công trình văn hóa. Sau hơn 2 năm triển khai (tính đến tháng 6-2023) số di tích được đầu tư tu bổ, chống xuống cấp mới đạt 50/150 di tích; 5/20 lễ hội được khôi phục và phát huy giá trị; chưa có thiết chế, công trình tiêu biểu cấp tỉnh nào hoàn thành, đưa vào sử dụng. Nhiều dự án chưa được triển khai, hoàn thiện... Đây đều là những chỉ tiêu khó hoàn thành do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, như kinh phí đầu tư cho phát triển văn hóa còn thấp so với kế hoạch; chất lượng nguồn nhân lực làm văn hóa còn nhiều bất cập; các quy định pháp luật còn chồng chéo dẫn đến khó khăn trong thực hiện; tiến độ triển khai các dự án triển chậm...

Để đạt mục tiêu xây dựng Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm văn hóa lớn của khu vực và cả nước, tỉnh Thanh Hóa xác định cần tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn nữa để hoàn thành các chỉ tiêu và nội dung kế hoạch chương trình. Trong đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ còn thấp so với kế hoạch đề ra đến năm 2025, như: số di sản thế giới được UNESCO công nhận (1/2 di sản); số di tích được xếp hạng cấp tỉnh (711/785 di sản); số di tích được xếp hạng cấp quốc gia (139/141 di sản). Bởi, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích là một lĩnh vực đặc thù, nhạy cảm, cần nhiều kinh phí thực hiện, cũng như cần đội ngũ chuyên môn kinh nghiệm, am hiểu về văn hóa, lịch sử. Đồng thời, cần khắc phục các hạn chế như thiếu thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh, cấp huyện; kinh phí đầu tư cho phát triển văn hóa thấp; kinh phí tu bổ, tôn tạo di tích thiếu; chất lượng nguồn nhân lực làm văn hóa còn bất cập...

Xác định công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong nâng cao nhận thức và hành động của toàn dân. Do đó, các cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành cần tiếp tục nâng cao nhận thức về văn hóa thông qua việc tuyên truyền, quán triệt, phổ biến sâu rộng tinh thần của Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Bên cạnh đó, các sở, ngành, đơn vị, địa phương cần tập trung huy động các nguồn lực đầu tư và thu hút đầu tư vào văn hóa. Đồng thời, các cấp ủy, chính quyền cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong việc thực hiện chương trình theo phương châm tạo lập môi trường thuận lợi để thu hút mọi nguồn lực xã hội tham gia vào sáng tạo, phổ biến và hưởng thụ văn hóa. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực; thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người làm công tác văn hóa để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Chương trình nâng cao chất lượng văn hóa giai đoạn 2021-2025 có thể xem là cơ sở để từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm văn hóa lớn của khu vực và cả nước theo tinh thần Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045. Bởi vậy, đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương, đơn vị phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa, với các giải pháp khả thi hơn nữa nhằm cán đích các mục tiêu chương trình đề ra.

Bài và ảnh: Thùy Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]