Chủ động nguồn nước phục vụ gieo cấy vụ Xuân năm 2024
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công văn số 38/SNN&PTNT-TL ngày 4/1/2024 về việc đảm bảo nguồn nước phục vụ gieo cấy vụ Xuân năm 2024.
Mực nước hồ Cửa Đạt đang thấp hơn so với mực nước dâng bình thường.
Theo đó, hiện tại trên địa bàn tỉnh có 285/610 hồ chứa đầy nước, các hồ chứa nước còn lại thấp hơn mực nước dâng bình thường. Vào lúc 7 giờ, ngày 3/1/2024, 3 hồ chứa nước lớn có mực nước là: Hồ Cửa Đạt (Thường Xuân) cao trình +105.45m (thấp hơn so với mực nước dâng bình thường 4,55m, cao hơn so với mực nước cùng kỳ năm 2023 là 1,84m); sông Mực (Như Thanh) cao trình +31.87m (thấp hơn so với mực nước dâng bình thường 1,13m; thấp hơn so với mực nước cùng kỳ năm 2023 là 2,32m); Yên Mỹ (Nông Cống) cao trình +17.70m (thấp hơn so với mực nước dâng bình thường 2,66m, thấp hơn so với mực nước cùng kỳ năm 2023 là 0,71m).
Để bảo đảm nguồn nước phục vụ công tác tưới và chống hạn cho vụ Xuân năm 2024 trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 3 phối hợp chặt chẽ với các nhà máy thủy điện Cửa Đạt, Dốc Cáy thực hiện phát điện theo nhu cầu cấp nước sinh hoạt và cấp nước tưới cho cây trồng. Đồng thời, duy trì ổn định mực nước trên các hệ thống kênh Bái Thượng, Bắc sông Chu - Nam sông Mã để phục vụ công tác tưới và chống hạn.
Nông dân xã Hoằng Cát (Hoằng Hóa) cày ải chuẩn bị cấy lúa xuân.
UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 202/KH-UBND ngày 11/8/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 17818/UBND-NN ngày 23/11/2023 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2023-2024. Tranh thủ nguồn nước để vận hành bơm trữ nước vào các trục tiêu, đồng ruộng ngay từ đầu vụ để phục vụ tưới và hỗ trợ chống hạn; tổ chức đắp đập tạm để dâng đầu nước giữ ngọt, ngăn mặn.
Các địa phương, đơn vị kiện toàn Ban chỉ đạo chống hạn trên cơ sở Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự của đơn vị, phân công cụ thể cho từng thành viên theo dõi, kiểm tra nguồn nước; trên cơ sở cân đối nguồn nước xác định vùng có nguy cơ hạn hán, thiếu nước để có giải pháp phù hợp. Đồng thời, phối hợp với Điện lực Thanh Hóa để sẵn sàng cung cấp điện cho các trạm bơm điện, nhất là các trạm bơm lớn, vùng ảnh hưởng triều cường. Chủ động kiểm kê, sửa chữa, bổ sung mới các máy bơm dầu để có thể huy động lắp đặt bơm chống hạn trong và ngoài vùng tưới.
Hải Đăng
{name} - {time}
-
2024-12-22 15:40:00
EU nâng tần suất kiểm tra sầu riêng Việt Nam lên 20%
-
2024-12-22 07:51:00
Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô
-
2024-01-05 14:58:00
AirlineRatings đánh giá Vietjet thuộc nhóm hãng hàng không an toàn nhất thế giới
Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn tổng kết công tác năm 2023; triển khai nhiệm vụ năm 2024 và Hội nghị Người lao động năm 2024
Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp tư nhân
Bước ngoặt 35 năm thu hút FDI
Hồi hộp đón chờ vinh danh “tên thương mại” cho khu nghỉ dưỡng “Quiet Luxury”
Hiệu quả mô hình nuôi lươn không bùn
Kỳ điều hành đầu tiên năm 2024, giá xăng RON95-III giảm hơn 200 đồng mỗi lít
Kiếm tìm sự hoàn hảo cho dự án toàn mỹ
Mô hình kinh tế siêu lợi nhuận từ khu đồng trũng Liên Lộc
Nông Cống hoàn thành kế hoạch làm thủy lợi mùa khô