(Baothanhhoa.vn) - Thời tiết giao mùa là thời điểm dễ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) như tụ huyết trùng, lở mồm, long móng, dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm... Vì thế huyện Thạch Thành đang triển khai nhiều giải pháp và khuyến cáo bà con tích cực thực hiện các biện pháp nhằm chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi.

Chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi khi thời tiết giao mùa

Thời tiết giao mùa là thời điểm dễ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) như tụ huyết trùng, lở mồm, long móng, dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm... Vì thế huyện Thạch Thành đang triển khai nhiều giải pháp và khuyến cáo bà con tích cực thực hiện các biện pháp nhằm chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi.

Chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi khi thời tiết giao mùaRơm khô là nguồn thức ăn dự trữ cho đàn bò của gia đình anh Lê Đình Khiển, thôn 4, xã Thạch Long (Thạch Thành) khi thời tiết giao mùa.

Gắn bó với nghề chăn nuôi đến nay đã được 5 năm, anh Lê Đình Khiển ở thôn 4, xã Thạch Long đã hình thành trang trại tổng hợp trồng cây ăn quả, đào ao thả cá, kết hợp nuôi 100 con lợn (gồm lợn thịt và lợn nái sinh sản), 200 con gà và 2 cặp bò sinh sản. Để chăm sóc đàn vật nuôi, anh Khiển thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin thời tiết để kịp thời có biện pháp bảo vệ, nhất là vào thời điểm giao mùa.

Anh Khiển chia sẻ: “Thời tiết hanh khô, rét đậm, rét hại... rồi mưa phùn kéo dài những tháng cuối năm, dễ xảy ra nguy cơ bùng phát dịch bệnh, nhất là đối với các bệnh như cúm gia cầm, lở mồm, long móng, tai xanh, viêm da nổi cục,... Kinh nghiệm của tôi, ngoài chủ động gia cố, che chắn đảm bảo chuồng trại đủ ấm không bị mưa tạt, gió lùa và luôn khô ráo, sạch sẽ, tôi còn dự trữ chất đốt sưởi ấm và các loại bao tải để chống rét cho đàn vật nuôi trong những ngày rét đậm, rét hại. Đồng thời, dự trữ, đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống và thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh đối với từng vật nuôi cụ thể. Nhờ đó, đàn vật nuôi của gia đình nhiều năm liền chưa xảy ra dịch bệnh, đem lại khoản thu nhập mỗi năm từ 200 – 300 triệu đồng".

Xã Thạch Long hiện có 515 con trâu bò, 860 con lợn và 6.200 con gia cầm được chăn nuôi theo hình thức nông hộ, gia trại và trang trại quy mô nhỏ. Để bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi, nhất là vào thời điểm giao mùa, các văn bản chỉ đạo của huyện về công tác phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn vật nuôi được chính quyền xã Thạch Long triển khai, thực hiện nghiêm túc. Ngoài đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã, của thôn để người chăn nuôi nắm bắt được kiến thức, kinh nghiệm bảo vệ đàn vật nuôi của gia đình, xã còn cử cán bộ cùng với thôn đến từng hộ gia đình chăn nuôi hướng dẫn cụ thể, yêu cầu các hộ thực hiện tốt công tác phòng, chống đói, rét và dịch bệnh, nhất là việc thực hiện nghiêm công tác tiêm phòng. Đảm bảo 100% hộ gia đình chăn nuôi tiêm phòng vắc-xin cho đàn vật nuôi theo chỉ tiêu của huyện, trước mỗi đợt tiêm, cán bộ xã, thôn đến từng hộ chăn nuôi rà soát số lượng và gửi bản cam kết về tiêm phòng đến các hộ.

Ông Đoàn Quang Thuận, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Long cho biết: Sở dĩ đàn vật nuôi của địa phương luôn được bảo vệ, chăm sóc tốt là do người dân đã ý thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi của gia đình. Ngoài chuồng trại được che chắn, bảo vệ theo phương châm “ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè” và đảm bảo vệ sinh khu vực chuồng trại, nguồn thức ăn cho đàn vật nuôi, nhất là thức ăn cho đàn trâu, bò luôn được người dân coi trọng. Hiện các gia đình chăn nuôi gia súc đều dự trữ thức ăn khô (rơm rạ), thức ăn tinh (bột ngô, sắn, cám gạo...) và trồng cỏ voi, đủ để cung cấp cho gia súc trong những ngày giá rét. Bên cạnh đó, người dân luôn ý thức được công tác tiêm phòng là bảo vệ đàn vật nuôi của gia đình không bị dịch bệnh. Vì vậy, các đợt tiêm phòng trên địa bàn xã nhiều năm liền luôn đạt lệ 100% và nằm trong tốp đầu của huyện có tỷ lệ tiêm phòng cao cho đàn gia súc, gia cầm.

Toàn huyện Thạch Thành hiện có 9.770 con trâu, bò; 8.387 con lợn; 127.646 con gia cầm và đàn chó mèo là 15.650 con. Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, huyện đã chỉ đạo các ngành chuyên môn phối hợp với các địa phương tập trung triển khai hiệu quả các biện pháp chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi. Ngoài tuyên truyền, khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện nghiêm túc công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi theo đúng định kỳ và tiêm đủ các loại vắc-xin, các phòng, ban chuyên môn và chính quyền các địa phương còn hướng dẫn bà con cách che chắn chuồng trại, tránh mưa tạt, gió lùa; đồng thời, có kế hoạch dự trữ, bảo quản nguồn thức ăn, nước uống đảm bảo cho đàn vật nuôi khi thời tiết giao mùa. Tuyệt đối không tổ chức chăn thả trâu, bò khi nhiệt độ xuống dưới 12 độC... Do đó, nhiều năm trở lại đây trên địa bàn huyện Thạch Thành chưa xảy ra tình trạng vật nuôi bị chết do đói, rét hay dịch bệnh.

Bài và ảnh: Minh Lý



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]