(Baothanhhoa.vn) - Các hiện vật đã và đang được lưu giữ trên vùng đất xứ Thanh không chỉ phản ánh quá trình hình thành và phát triển của địa phương mà còn là nguồn tư liệu vô giá cho việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, việc giữ gìn và phát huy giá trị các hiện vật trong xu thế hiện đại lại đang đặt ra không ít khó khăn, thách thức đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, toàn diện và sự chung tay của cả cộng đồng.

Bảo tồn, phát huy giá trị hiện vật: Việc không dễ (Bài cuối): Bảo tồn, phát huy giá trị hiện vật: Còn nhiều cái khó

Các hiện vật đã và đang được lưu giữ trên vùng đất xứ Thanh không chỉ phản ánh quá trình hình thành và phát triển của địa phương mà còn là nguồn tư liệu vô giá cho việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, việc giữ gìn và phát huy giá trị các hiện vật trong xu thế hiện đại lại đang đặt ra không ít khó khăn, thách thức đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, toàn diện và sự chung tay của cả cộng đồng.

Bảo tồn, phát huy giá trị hiện vật: Việc không dễ (Bài cuối): Bảo tồn, phát huy giá trị hiện vật: Còn nhiều cái khó

Bảo vật quốc gia bia Vĩnh Lăng đang được bảo quản tại Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân). Ảnh: PV

Khó chồng khó

Trong quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và cả những tác động từ môi trường tự nhiên, nhiều hiện vật, tư liệu lịch sử đang đứng trước nguy cơ mai một, xuống cấp hoặc thất lạc. Một trong những vấn đề nan giải hiện nay là tình trạng thiếu thống kê, kiểm kê đầy đủ và khoa học các hiện vật văn hóa - lịch sử trên địa bàn tỉnh. Theo một số nhà sưu tầm cổ vật, nhiều hiện vật đang nằm rải rác trong Nhân dân, trong các di tích chưa được xếp hạng hoặc các đền chùa địa phương mà chưa được cơ quan chức năng kiểm định, phân loại và bảo vệ đúng mức. Thực tế này không chỉ gây khó khăn trong công tác quản lý mà còn khiến không ít hiện vật rơi vào tình trạng bị lãng quên, thậm chí bị mất cắp hoặc hư hỏng không thể phục hồi.

Nói về những khó khăn trong công tác bảo quản, phát huy giá trị hiện vật, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ, Trịnh Hữu Anh, thừa nhận: "Các hiện vật trong kho lưu trữ của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ hiện nay chủ yếu là hiện vật gạch, ngói, bi đá, đạn đá, đất nung. Trong đó, hiện vật từ đất nung chiếm số lượng nhiều nhất và đa dạng. Với chất liệu này, sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm sẽ khiến cho các hiện vật dễ bị tổn thương. Vì thế, để tối ưu giá trị của hiện vật, đặc biệt là các loại hiện vật đất nung thì nhà kho lưu trữ hiện vật cần đáp ứng đủ các tiêu chí về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Trong khi đó, cơ sở vật chất tại nhà kho của trung tâm vẫn còn những hạn chế, thiếu thốn, dẫn đến việc lưu trữ, bảo quản hiện vật còn khó khăn. Hơn nữa, trong thời đại chuyển đổi số hiện nay, trung tâm cũng gặp không ít khó khăn về nguồn kinh phí để số hóa hiện vật. Việc phát huy giá trị các hiện vật cũng chưa tương xứng với tiềm năng, mới chỉ có số ít hiện vật được trưng bày tại phòng trưng bày của trung tâm là phát huy được giá trị phục vụ du khách đến tham quan, còn lại hầu hết các hiện vật cũng chỉ “nằm im” trong kho lưu trữ.

Tại quần thể Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Đền Bà Triệu (Hậu Lộc) hiện còn lưu giữ 59 đạo sắc phong, 1 thần phả, 1 văn tế của các triều đại vua từ triều Lê đến triều Nguyễn. Dù Ban Quản lý quần thể Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật Đền Bà Triệu đã nỗ lực gìn giữ, phát huy giá trị các hiện vật, tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là chưa bảo quản được các sắc phong trong môi trường tốt nhất (hiện nay chỉ bảo quản trong các hộp gỗ theo cách bảo quản truyền thống). Đặc biệt là chưa xuất bản được ấn phẩm riêng về nội dung các sắc phong, và cũng chưa có dự án, kinh phí để phục dựng lại một số sắc phong bị mục, rách do thời gian và lịch sử để lại.

Hiện nay, do số lượng hiện vật khai quật được của các đơn vị, địa phương ngày càng tăng lên, trong khi đó do những thiếu thốn về điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí, đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, chuyên môn... đã gây ra khó khăn cho không ít đơn vị, địa phương trong công tác bảo quản, phát huy giá trị hiện vật. Ngoài ra, cũng không tránh khỏi việc nhiều địa phương sở hữu những hiện vật, tư liệu lịch sử rất quý, đầy tiềm năng, thế nhưng lại chủ yếu thiên về bảo vệ, cất giữ, cách ly với đời sống xã hội dẫn đến tình trạng các hiện vật, tư liệu lịch sử không phát huy được giá trị. Bên cạnh đó, do nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế. Thực tế đã có những trường hợp tự ý cất giữ, buôn bán cổ vật hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân mà không thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn. Đâu đó, vẫn còn xảy ra tình trạng trộm cắp di vật, cổ vật, gây ảnh hưởng tới giá trị và việc gìn giữ yếu tố gốc, giá trị văn hóa - lịch sử của di tích. Bởi vậy, để các hiện vật, tư liệu lịch sử thật sự sống trong cộng đồng, đòi hỏi hơn nữa những giải pháp đồng bộ từ các cấp, ngành, đơn vị, địa phương và sự vào cuộc của cả cộng đồng.

Cần sự chung tay của cả cộng đồng

Trưởng Ban Quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh, Nguyễn Xuân Toán, cho biết: "Các hiện vật, tư liệu lịch sử chính là “cầu nối” quá khứ và tương lai, là di sản quý báu mà cha ông ta đã để lại cho hậu thế. Chính vì vậy, việc bảo quản, phát huy giá trị các hiện vật, tư liệu lịch sử luôn là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách mà nhiều đơn vị, địa phương đang thực hiện. Tại Khu Di tích lịch sử Lam Kinh hiện cũng đang lưu giữ khá nhiều hiện vật, thời gian qua chúng tôi đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để các hiện vật được bảo quản một cách tốt nhất. Đặc biệt là tại các nơi lưu giữ các bảo vật quốc gia, chúng tôi đều lắp đặt camera giám sát và có hàng rào kỹ thuật bằng gỗ, có biển báo hướng dẫn du khách tham quan nhằm tránh những tác động trực tiếp làm ảnh hưởng đến hiện vật. Cùng với đó, ban quản lý cũng huy động sự vào cuộc của chính quyền và cộng đồng trong việc chung tay bảo vệ hiện vật. Và đẩy mạnh phát huy, quảng bá giá trị các hiện vật gắn với phát triển du lịch".

Theo các nhà nghiên cứu khảo cổ học thì trong xu thế hiện nay, những khó khăn trong việc bảo tồn, phát huy giá trị các hiện vật, tư liệu lịch sử là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu có quyết tâm, chiến lược đúng đắn và sự chung tay của cả cộng đồng, chắc chắn các hiện vật, tư liệu lịch sử sẽ tiếp tục được gìn giữ, phát huy. Song, để làm được điều đó, cần quan tâm hơn nữa đến công tác kiểm kê, số hóa tư liệu, hiện vật lịch sử có giá trị. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu không chỉ giúp quản lý hiện vật tốt hơn mà còn tạo điều kiện cho việc quảng bá, giới thiệu giá trị văn hóa lịch sử đến với cộng đồng và quốc tế. Về phía người dân, cần có các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giá trị hiện vật, tư liệu lịch sử, để từ đó thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn di sản.

Để bảo tồn, phát huy giá trị các hiện vật, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã ban hành Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 23/8/2021 và Văn bản số 4730/UBND-VX ngày 8/4/2022, yêu cầu các sở, ngành chức năng, chính quyền các địa phương tiếp tục tuyên truyền sâu rộng và thực hiện nghiêm Luật Di sản văn hóa, các văn bản hướng dẫn thi hành, quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng có liên quan và văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch... Đồng thời huy động sự vào cuộc của cộng đồng trong việc giám sát, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, phát huy giá trị các hiện vật, tư liệu lịch sử trên địa bàn.

Nhóm PV

Tin liên quan:
  • Bảo tồn, phát huy giá trị hiện vật: Việc không dễ (Bài cuối): Bảo tồn, phát huy giá trị hiện vật: Còn nhiều cái khó
    Bảo tồn, phát huy giá trị hiện vật: Việc không dễ (Bài 1): Mảnh đất còn lưu giữ ...

    Thanh Hóa là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, trong dặm dài đấu tranh dựng nước và giữ nước, các thế hệ đi trước đã để lại một kho tàng các di sản văn hóa, các hiện vật, tư liệu lịch sử đồ sộ, có giá trị cao. Bởi vậy, việc gìn giữ, quản lý, bảo tồn các di sản, nhất là các hiện vật, tư liệu lịch sử đã và đang được nhiều địa phương, đơn vị trong tỉnh quan tâm thực hiện thông qua nhiều cách làm linh hoạt, sáng tạo.

  • Bảo tồn, phát huy giá trị hiện vật: Việc không dễ (Bài cuối): Bảo tồn, phát huy giá trị hiện vật: Còn nhiều cái khó
    Bảo tồn, phát huy giá trị hiện vật: Việc không dễ (Bài 2): Chuyện về những ...

    Những năm qua, phong trào hiến tặng hiện vật cho các bảo tàng, đơn vị nghiên cứu văn hóa - lịch sử ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trong các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó có những người đã dành toàn bộ kỷ vật và cả những phần thưởng cao quý của cuộc đời mình trong những năm tháng chiến tranh, với mong muốn trao truyền lại lịch sử cho thế hệ mai sau.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]