(Baothanhhoa.vn) - Bằng những phần việc cụ thể, thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Thanh Hóa không chỉ góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng biên vững mạnh, mà còn giúp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giúp Nhân dân xóa đói, giảm nghèo...

Xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc nơi biên giới

Bằng những phần việc cụ thể, thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Thanh Hóa không chỉ góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng biên vững mạnh, mà còn giúp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giúp Nhân dân xóa đói, giảm nghèo...

Xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc nơi biên giớiChiến sĩ Đồn Biên phòng Trung Lý (Mường Lát) tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc. Ảnh: Hoàng Lan

Khu vực biên giới tỉnh Thanh Hóa với chiều dài chính diện 213,6km đường biên giới đất liền tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào và 102km đường bờ biển; bao gồm 59 xã, phường, thị trấn thuộc 11 huyện, thị, thành phố với 6 thành phần dân tộc sinh sống (Kinh, Thái, Mường, Mông, Dao, Khơ Mú). Khu vực biên giới của tỉnh là địa bàn trọng yếu về quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Nhận thức rõ vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới và tầm quan trọng của việc xây dựng “thế trận lòng dân”, BĐBP Thanh Hóa luôn tích cực, chủ động tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương khu vực biên giới chăm lo xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân, thế trận biên phòng toàn dân vững chắc. Trọng tâm là, tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, Luật Biên giới quốc gia, các nghị định, hiệp định, quy chế về biên giới, cửa khẩu... Trong thực hiện, các đơn vị đồn biên phòng đã phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng, phương tiện thông tin, truyền thông, hệ thống thiết chế văn hóa; kết hợp giữa tuyên truyền thường xuyên với tuyên truyền theo chủ đề, chuyên đề, phù hợp với từng đối tượng. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại thủ đoạn lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền,... của các thế lực thù địch để gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chia rẽ mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với dân, giữa quân đội nói chung, BĐBP nói riêng với đồng bào các dân tộc anh em, hòng phá vỡ “thế trận lòng dân” ở khu vực biên giới.

BĐBP tỉnh cũng đã triển khai sâu rộng phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”. Với phương châm hướng về cơ sở, gần dân, trọng dân, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm cho dân tin”, “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc”, cán bộ, chiến sĩ BĐBP đã triển khai bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động đa dạng, phong phú, phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm, nghề nghiệp của từng đối tượng, đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên; xây dựng được tình cảm và ý thức trách nhiệm của quần chúng Nhân dân trong tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, vùng biển. Qua đó các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về biên giới, biển, đảo được thực thi hiệu quả.

Trong phong trào, đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm thu hút được đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia, như: Mô hình “Quần chúng tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới và giữ gìn ANTT xóm, bản khu vực biên giới”, “Thanh niên xung kích bảo vệ đường biên”, “Tổ tự quản công trình biên giới”, “Tổ tự quản ANTT”, “Tổ tàu, thuyền đoàn kết an toàn”, “Bến bãi an toàn”, “Tổ đoàn kết đảm bảo ANTT”... Qua đó, đã có 1 tập thể, 54 hộ gia đình, 104 cá nhân tham gia tự quản 213,6km đường biên giới, 90 mốc quốc giới; 497 tổ tự quản ANTT cấp thôn/1.625 thành viên; 422 tổ tàu thuyền an toàn/1.820 tàu thuyền/3.447 thành viên; 110 bến, bãi tự quản/220 thành viên.

Để xây dựng khu vực biên giới vững mạnh, BĐBP đã phối hợp Ủy ban MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương triển khai thực hiện nhiều phong trào, chương trình, mô hình giúp Nhân dân khu vực biên giới phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo; điển hình như: Phong trào “BĐBP chung sức XDNTM, đô thị văn minh”, “BĐBP chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; Chương trình “Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn Biên phòng”, “Mái ấm giúp người nghèo nơi biên giới”, “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”, “Tay kéo Biên phòng”... Các mô hình về phát triển kinh tế đã được BĐBP Thanh Hóa triển khai như: “Cây sắn năng suất cao” trên địa bàn huyện Mường Lát; mô hình nuôi dê, lợn rừng của Đồn Biên phòng Quang Chiểu; nuôi cá tầm của Đồn Biên phòng Bát Mọt; trồng cây táo mèo trên địa bàn các xã Pù Nhi, Quang Chiểu... Bên cạnh đó, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị BĐBP cũng đã đóng góp hơn 10.000 ngày công giúp dân sửa chữa đường thôn, bản, nạo vét kênh mương thủy lợi, thu hoạch hoa màu... Từ đó, đã tăng cường tình đoàn kết quân - dân, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân khu vực biên giới.

Đại tá, Hoàng Văn Hùng, Chính ủy BĐBP tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện nay, sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia có nhiều yêu cầu mới, đan xen cả thuận lợi và khó khăn. Vì thế, để tăng cường “thế trận lòng dân” khu vực biên giới, BĐBP Thanh Hóa tiếp tục phát huy sức mạnh thế trận biên phòng toàn dân vững chắc, cán bộ, chiến sĩ BĐBP luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia; xây dựng đời sống Nhân dân khu vực biên giới ngày càng phát triển".

Hoàng Lan



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]