(Baothanhhoa.vn) - Những ngày qua, nhiều trường đại học tư thục công bố sử dụng môn văn để xét tuyển ngành Y kéo theo nhiều tranh cãi trong dư luận. Trong đó, nhiều người cho rằng việc dùng môn Văn xét tuyển ngành Y là “phát kiến” thế giới hiếm có. Hầu hết trên thế giới, xét tuyển ngành y dựa trên các môn khoa học tự nhiên chứ không phải Ngữ văn.

Văn học và Y học: Mối liên kết quan trọng ít được chú ý

Những ngày qua, nhiều trường đại học tư thục công bố sử dụng môn văn để xét tuyển ngành Y kéo theo nhiều tranh cãi trong dư luận. Trong đó, nhiều người cho rằng việc dùng môn Văn xét tuyển ngành Y là “phát kiến” thế giới hiếm có. Hầu hết trên thế giới, xét tuyển ngành y dựa trên các môn khoa học tự nhiên chứ không phải Ngữ văn.

Việc một số trường dùng các tổ hợp có môn Ngữ văn làm tổ hợp xét tuyển ngành y như B03 (Toán, Sinh học, Ngữ Văn), D12 (Ngữ Văn, Hóa học, Tiếng Anh) trong năm học tiếp theo đã nhận được nhiều tranh cãi. Có người còn lo ngại và ví von việc sử dụng môn Văn xét tuyển ngành y như là “thảm họa” khi cho rằng môn Văn cùng lắm chỉ có thể được xem là điều kiện cần, không thể xem là điều kiện tiên quyết để tuyển sinh ngành y.

Văn học và Y học: Mối liên kết quan trọng ít được chú ý

Sinh viên khối ngành sức khoẻ của Đại học Văn Lang. Ảnh: ĐHVL

Song, có nhiều cuộc bàn luận về môn Văn trong tổ hợp tuyển sinh y khoa, các chuyên gia, các trường đào tạo về y khoa đã lên tiếng trong vấn đề chuyên môn này là rất quan trọng, là tín hiệu rất tích cực.

Có một thực tế ít được chú ý, là y học và văn học có mối liên kết đặc biệt: Cùng nghiên cứu về con người. Văn học thiên về mô tả, lý giải các hành vi xã hội của con người để đi đến thấu hiểu đời sống tinh thần; còn y học nghiên cứu thân thể con người để chữa trị bệnh tật. Phần tâm hồn và các mối quan hệ xã hội nhiều khi gây nên tổn thương về thể xác - đối tượng của ngành y. Và ngành y, nhất là chuyên ngành tâm thần học, tâm lý học, có vai trò quan trọng trong việc mang đến cho con người một tấm thân khỏe khoắn, cảm xúc lành mạnh.

Trên thế giới có không ít nhà văn nổi tiếng là bác sĩ như Anton Chekhov (Nga), Friedrich Schiller (Đức), Lỗ Tấn (Trung Quốc)... Việt Nam xưa có đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. Gần đây hơn chúng ta có nhà văn hóa, nhà văn, nhà tâm lý học là bác sĩ Nguyễn Khắc Viện. Có thể kể chưa hết các ví dụ, nhưng để thấy rằng, tố chất của một người học văn không ngăn cản họ trở thành bác sĩ, thậm chí còn giúp họ có lợi thế hơn trong công việc chữa bệnh cứu người.

Bác sĩ chỉ làm tốt chuyên môn, chúng ta gọi là y sĩ, nhưng bác sĩ vừa giỏi chuyên môn vừa đặt tâm sức của mình vào bệnh nhân, ta gọi là lương y. Sự cảm thông giữa con người với con người chính là y đức - một yếu tố rất được đề cao trong ngành y. Phẩm chất này thường được khơi gợi nhiều hơn trong những người học tốt môn Văn - môn học hiểu về con người.

Văn học và Y học: Mối liên kết quan trọng ít được chú ý

Trường Đại học Văn Lang (TP. Hồ Chí Minh) là một trong 4 trường Đại học dùng tổ hợp môn có môn Văn để xét tuyển Đại học.

Bệnh nhân trong những trang bệnh án là một tập hợp của nhiều thông số sinh học: chiều cao, cân nặng, mạch, nhiệt độ, huyết áp cùng các kết quả xét nghiệm khác. Nhưng không chỉ có vậy, thông qua con số khô khan, những người khám và chữa bệnh phải nhìn họ đầy đủ như một con người, một số phận cụ thể, với những lo lắng trước bệnh tật, những tác động ngoại cảnh có thể làm xấu đi tình hình sức khỏe... Thấu hiểu và cảm nhận đầy đủ như vậy, việc điều trị của thầy thuốc mới trở nên toàn diện hơn, cụ thể hơn và nhiều khi là “đời” hơn, hợp với hoàn cảnh của từng người bệnh hơn.

Trước đây, môn Văn vốn không bị phân biệt gì trong tuyển lựa sinh viên ngành y. Ở Việt Nam thời Pháp thuộc, học sinh tốt nghiệp tú tài bất kỳ ban nào cũng có thể đăng ký một lớp dự bị y khoa, gọi là lớp PCB (Physique, Chimie, Biologie - Vật lý, Hóa học, Sinh học), nếu đỗ thì được học y.

“Bố tôi vốn là tú tài ban Triết, sau đó vượt qua được lớp PCB và tiếp tục học y. Về sau ông trở thành bác sĩ giỏi, được nhiều người bệnh nhớ ơn”, (Tiến sĩ Y học Quan Thế Dân chia sẻ trong bài viết “Học văn không thể làm bác sĩ?”).

Như vậy không môn học nào trở thành rào cản cho ước mơ thành bác sĩ của học sinh.

Đổi mới tuyển sinh là một bước quan trọng trong đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam. Cùng với việc mở rộng các trường tham gia đào tạo y khoa, việc mở rộng các tổ hợp tuyển sinh cũng đưa đến nhiều cơ hội hơn cho các em học sinh hiện thực hóa ước mơ thành bác sĩ của mình.

“Sự phản đối việc đưa môn Văn vào tuyển sinh y khoa sâu xa có lẽ xuất phát từ những hoài nghi vào tính khoa học và sự nghiêm ngặt của tuyển sinh đại học ở Việt Nam. Nhưng đây có thể là những nỗ lực bước đầu nhằm thoát khỏi tình trạng giáo điều khô cứng khi xưa”, Bác sĩ, Tiến Sĩ Quan Thế Dân chia sẻ thêm.

Vấn đề không phải là môn học nào, mà là tuyển sinh ra sao và sau đó, đào tạo như thế nào, để cung cấp được cho xã hội những bác sĩ vững vàng về chuyên môn và đáng tin cậy về y đức.

Hoàng Sơn


Hoàng Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]