(Baothanhhoa.vn) - Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam là lịch sử của những cuộc tranh đấu giành, giữ nền độc lập. Trong công cuộc ấy, phụ nữ đóng vai trò hết sức quan trọng, với nhiều bậc nữ trung hào kiệt đã làm rạng danh sử sách. Trong cuốn sử vàng ấy, Triệu Thị Trinh – người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Ngô – là một trong những cái tên chói sáng nhất: “Thiên thượng tinh anh vạn nhuận bích phong hiển Thánh/ Nữ trung hào kiệt, thiên thu bạch tượng truyền thần” (nghĩa là: Tinh anh trên trời, muôn thuở gió xanh hiển Thánh/ Nữ trung hào kiệt, nghìn thu voi trắng truyền Thần).

Nhụy Kiều tướng quân: Bậc nữ trung hào kiệt

Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam là lịch sử của những cuộc tranh đấu giành, giữ nền độc lập. Trong công cuộc ấy, phụ nữ đóng vai trò hết sức quan trọng, với nhiều bậc nữ trung hào kiệt đã làm rạng danh sử sách. Trong cuốn sử vàng ấy, Triệu Thị Trinh – người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Ngô – là một trong những cái tên chói sáng nhất: “Thiên thượng tinh anh vạn nhuận bích phong hiển Thánh/ Nữ trung hào kiệt, thiên thu bạch tượng truyền thần” (nghĩa là: Tinh anh trên trời, muôn thuở gió xanh hiển Thánh/ Nữ trung hào kiệt, nghìn thu voi trắng truyền Thần).

Nhụy Kiều tướng quân: Bậc nữ trung hào kiệtHậu cung - khu vực linh thiêng bậc nhất trong di tích đền Bà Triệu.

Tin liên quan:
  • Nhụy Kiều tướng quân: Bậc nữ trung hào kiệt
    Lễ hội đền Bà Triệu:Tài sản quý giá trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể ...

    Được ví như một “bảo tàng thu nhỏ”, bởi các lễ hội đặc sắc, giàu giá trị và có sức lan tỏa mạnh mẽ, đã trở thành nơi lưu giữ và trao truyền những truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục, thậm chí cả nhân sinh quan, thế giới quan được con người gửi gắm. Bởi vậy, nó là tài sản quý giá của cộng đồng, giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của một cộng đồng, một dân tộc trong dặm dài lịch sử. Lễ hội đền Bà Triệu là “bảo tàng” quý như vậy!

Sách “Việt giám thông khảo tổng luận” có đoạn viết về nhân vật lịch sử này: “Triệu Ẩu chỉ là người phụ nữ quận Cửu Chân, mà họp quân trong núi, đánh phá thành ấp, các bộ đều theo như bóng theo hình, dễ hơn trở bàn tay, tuy chưa chiếm giữ được đất Lĩnh Biểu như việc cũ của Trưng Vương, cũng là bậc hùng tài trong nữ giới”. Còn sử gia Ngô Sĩ Liên ở thế kỷ XV viết: Triệu Ẩu (tức Bà Triệu) là người con gái ở quận Cửu Chân, họp quân trong núi, đánh phá thành ấp, các bộ đều theo như bóng theo hình, dễ hơn trở bàn tay. Tuy chưa chiếm giữ được đất Lĩnh Biểu như việc cũ của Trung Vương, nhưng cũng là bậc hùng tài trong nữ giới.

Tổng đốc Thanh Hóa Vương Duy Trinh trong cuốn “Thanh Hóa kỷ thắng” đã dành khoảng 1.090 chữ Hán để nói về Bà Triệu. Đây là những tư liệu được chắt lọc qua thư tịch cổ của Việt Nam, Trung Quốc, cùng nhiều tư liệu dân gian, truyền miệng, được thu thập sưu tầm tại các địa phương trong Thanh Hóa: Triệu Thị Trinh có dung nhan đẹp, lại thêm sức khỏe, võ nghệ cao cường, có chí lớn cùng mưu lược, thường đem của cải ra đãi khách, chiêu tập hàng nghìn người đều là trai tráng đương thời để nổi dậy chống giặc. Lúc đầu, quân Ngô coi thường, vì thấy Bà chỉ là phận gái, liễu yếu đào tơ, nhưng khi lâm trận thấy Bà luôn thân chinh đi đầu chỉ huy quân lính, đánh giặc như vào chỗ không người. Quân Ngô ca ngợi Bà là “Lệ Hải Bà Vương” và truyền nhau “Hoành qua đương hổ dị/ Đối diện Bà Vương nan” (nghĩa là: Vung tay đánh cọp xem còn dễ/ Đối diện Bà Vương mới khó sao). Từ đó, uy danh của Bà Triệu ngày càng lớn, vua nhà Ngô là Tôn Quyền phải vội vàng cử Lục Dận giữ chức Thứ sử Giao Châu, đem đội quân hùng mạnh để trấn áp khởi nghĩa do Bà Triệu lãnh đạo.

Có lẽ, thật khó mà tưởng tượng được rằng, cuộc khởi nghĩa được ví như cơn sóng dữ, đã vây hãm và phá bỏ nhiều thành lũy của chế độ cai trị nhà Ngô, lại được khởi xướng và lãnh đạo bởi người con gái mới ở tuổi đôi mươi. Sinh ra trong thời loạn “mẹ lầm than con nối kiếp lầm than/ trai nô lệ gái hai lần nô lệ”, mang trong mình trái tim yêu nước, mong muốn tháo bỏ xiềng xích nô lệ cho Nhân dân và khát vọng độc lập cho dân tộc, cho nên người con gái đất Cửu Chân đã không sống, nghĩ và làm theo luân lý thói thường. Bởi vậy, giữa cảnh cơ cực, lầm than của Nhân dân, ngọn cờ mang chữ “Triệu” đã được dựng lên và quy tụ được lòng người, cùng hướng về và tranh đấu cho mục tiêu cao cả: “cởi ách nô lệ”, “giành lại giang sơn”!

Trong sách Địa chí Thanh Hóa (tập II, Văn hóa – xã hội), các nhà văn hóa hàng đầu đã ngợi ca hình tượng Bà Triệu là đại diện tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất: Bà Triệu là một nữ anh hùng, một nhân vật lịch sử sống trong lòng các thế hệ. Song, hơn bao nhiêu nhân vật lịch sử khác, Bà trở thành một hình tượng đẹp, tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam. Bà đi vào chính sử, vào truyền thuyết, vào ca dao. Bà tiêu biểu cho phẩm chất người Việt Nam nói chung, cho phụ nữ Việt Nam nói riêng, và một phần nào cũng ghi được dấu ấn riêng của quê hương Thanh Hóa... Có thể nói, người phụ nữ khí phách đã chặt đứt mọi sự bó buộc của định kiến về giới, cùng tài năng và trí tuệ hơn người, đã tạc nên hình tượng Bà Triệu với khát vọng “cưỡi con gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá kình ở biển đông” – cái khát vọng lớn lao mà chỉ bậc nữ trung hào kiệt mới đủ bản lĩnh, năng lực để gánh vác. Cũng bởi vậy mà, dù cuộc khởi nghĩa đã không thể đi đến cùng là giành lại độc lập cho dân tộc, nhưng vẫn là minh chứng hùng hồn cho tài năng, ý chí của bậc nữ trung hào kiệt đất Việt. Cuộc khởi nghĩa là sự nối tiếp mạch nguồn yêu nước, khát vọng độc lập cho dân tộc, được khởi nguồn từ thời Hùng Vương dựng nước và sẽ còn được nối dài suốt nhiều thế kỷ sau này.

Trước công lao của Bà Triệu và nghĩa quân, hậu thế đã không tiếc lời ngợi ca. Hiện trong đền thờ Bà còn nhiều câu đối ngợi ca công đức của Bà: “Tượng đầu kim hạt sanh Ngô tướng/ Cổn vũ long chương hộ hộ quốc thần” (nghĩa là: (Lúc bình sinh), áo vàng cưỡi trên đầu voi, là Tướng đánh đuổi giặc Ngô/ (Khi hóa đi), trên mình khoác áo Long Cổn, là Thần bảo vệ đất nước); “Phấn tích đương niên, chính khí phôi thai tiền Lý đế/ Triệu nhân tư thổ, thần cao đối trĩ nhị Trưng vương” (nghĩa là: Gắng sức năm xưa, chính khí phôi thai thời vua Lý/ Mở mang vùng đất, công thần sánh với nhị Trưng vương”; “Thời thế tạo anh hùng, nữ giới đĩnh sinh nam giới biểu/ Giang sơn tồn trật tự, hậu nhân vinh bái cổ nhân phong (nghĩa là: Thời thế tạo anh hùng, nữ giới nổi trội đáng là tiêu biểu cho phái nam/ Non sông còn thứ hạng, đời sau kính bái phong tục (đẹp đẽ) của người xưa).

...

Có thể khẳng định rằng, sự nghiệp cao cả và khát vọng lớn lao của Bà Triệu đã vượt ra ngoài khuôn khổ giới tính, thân phận và thời đại. Đó là chứng minh hùng hồn về vai trò, khả năng to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đã làm sáng ngời trang sử dựng nước, giữ nước của dân tộc. Đồng thời, minh chứng rằng, ý thức độc lập tự chủ của dân tộc ta, tinh thần quật cường, bất khuất của Nhân dân ta luôn được tiếp nối và nung nấu âm ỉ chờ dịp để bùng lên, biến thành bão táp quét sạch bè lũ ngoại xâm, giành lại chủ quyền quốc gia - dân tộc.

Bài và ảnh: Khôi Nguyên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]