(Baothanhhoa.vn) - Trong không khí rộn ràng, háo hức của những ngày đầu xuân mới, khi tiếng trống hội xuân vang lên giục giã, từ khắp các nẻo đường, người người, nhà nhà lại nô nức rủ nhau đi trẩy hội để tưởng nhớ đến công ơn của những người đã có công với quê hương, đất nước và cầu mong cho một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Nét đẹp lễ hội đầu xuân

Trong không khí rộn ràng, háo hức của những ngày đầu xuân mới, khi tiếng trống hội xuân vang lên giục giã, từ khắp các nẻo đường, người người, nhà nhà lại nô nức rủ nhau đi trẩy hội để tưởng nhớ đến công ơn của những người đã có công với quê hương, đất nước và cầu mong cho một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Nét đẹp lễ hội đầu xuânLễ hội đền Bà Triệu, xã Triệu Lộc (Hậu Lộc) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hòa chung không khí đón chào mùa xuân mới, vào ngày mùng 2 tết người dân vùng biển xã Quảng Nham (Quảng Xương) lại tổ chức lễ hội đua thuyền truyền thống trên dòng sông Yên. Lễ hội thu hút rất đông người dân địa phương cũng như các xã lân cận đến cổ vũ. Trước khi diễn ra lễ hội, địa phương cũng như các đội thi chuẩn bị khá chu đáo từ thuyền rồng, mái chèo, cho tới việc lựa chọn lực lượng tham gia là những tay chèo khỏe mạnh và khéo léo nhất. Thông thường, mỗi đội đua sẽ có 21 người gồm 18 tay chèo, 1 tay lái, 1 đánh mõ và 1 tát nước. Sau hồi trống khai hội, cuộc đua bắt đầu, các thuyền đua sắp hàng ngang chờ hiệu lệnh xuất phát. Pháo hiệu nổ, các thuyền đua nhau xé nước nhắm cọc tiêu băng băng lướt tới trong tiếng hò reo cổ vũ nhiệt tình của khán giả, tạo nên không khí náo nhiệt, sôi động.

Là người năm nào cũng dự lễ hội đua thuyền truyền thống của địa phương, bà Nguyễn Thị Hà ở xã Quảng Nham, cho biết: Với cư dân miền biển chúng tôi, việc tổ chức lễ hội đua thuyền không chỉ thể hiện sức mạnh trong việc chinh phục thiên nhiên, biển cả, mà còn mang lại niềm tin cho việc khởi đầu một năm ra khơi gặp nhiều may mắn. Đây cũng là dịp để người dân địa phương gặp gỡ, giao lưu, tăng thêm tình đoàn kết và quảng bá nét văn hóa đặc trưng của cư dân vùng biển đến đông đảo bạn bè, du khách.

Trong hành trình của mùa lễ hội đầu xuân, một trong những lễ hội có sức hút du khách nhất phải kể đến là lễ hội khai hạ ở xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy). Cứ vào dịp ngày 7 và 8 tháng Giêng, những chàng trai, cô gái người Mường ở đây lại khoác những bộ trang phục của dân tộc mình tham gia lễ hội. Theo quan niệm, lễ hội khai hạ được tổ chức gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước. Đây cũng là dịp để bày tỏ lòng thành kính đối với các vị thần linh, ghi nhớ công ơn của những người đã có công xây dựng đất nước, quê hương và cầu mong cho mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, con người mạnh khỏe, an yên. Lễ hội được tổ chức bằng những nghi thức tế lễ trang trọng, thành kính. Sau đó đến phần hội thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia với nhiều hoạt động múa hát, nhảy sạp... và các trò chơi dân gian như bắn nỏ, tung còn, chơi đu, đẩy gậy. Thông qua lễ hội, nhiều nét văn hóa truyền thống của địa phương được tái hiện một cách sinh động. Đây cũng là dịp để quảng bá, giới thiệu hình ảnh của mảnh đất và con người nơi đây đến đông đảo du khách.

Trải dài khắp mảnh đất xứ Thanh đâu đâu cũng có những lễ hội truyền thống được người dân gìn giữ và phát huy qua nhiều thế hệ. Hòa mình cùng dòng chảy của xã hội hiện đại, các lễ hội ngày càng được nâng tầm cả về quy mô và hình thức, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Có không ít lễ hội đã khẳng định được giá trị, tầm vóc khi vượt khỏi ranh giới của làng, xã, trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tiêu biểu như lễ hội đền Bà Triệu (Hậu Lộc), lễ hội Trò Chiềng (Yên Định), lễ hội đền thờ Lê Hoàn (Thọ Xuân), lễ hội Cầu Ngư (Hậu Lộc), lễ hội đền Độc Cước (TP Sầm Sơn), lễ hội Mường Ca Da (Quan Hóa), lễ hội đền Mưng (xã Trung Thành, Nông Cống)...

Các lễ hội như một kho tàng di sản văn hóa quý giá của dân tộc. Mỗi lễ hội là hình ảnh thu nhỏ, biểu đạt giá trị văn hóa truyền thống của mỗi vùng, miền. Việc tổ chức lễ hội không chỉ thể hiện tâm tư hướng về nguồn cội, giữ gìn đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, mà còn đáp ứng nhu cầu trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Chính vì vậy, để các lễ hội mùa xuân diễn ra an toàn, giữ được bản sắc, thời gian qua các cấp, ngành trong tỉnh đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn quản lý, tổ chức tốt các hoạt động lễ hội đến từng địa phương theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán. Khuyến khích người dân trình diễn các di sản văn hóa truyền thống tại các lễ hội, đưa các trò chơi, trò diễn dân gian vào lễ hội để thu hút du khách tham gia.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]