(Baothanhhoa.vn) - Các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đã và đang được các cấp, các ngành, các địa phương chú trọng triển khai thực hiện nhằm đảm bảo điều kiện tiếp cận và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH). Từ đó, tạo ra các sản phẩm giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, sản phẩm chế biến công nghiệp mới có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển bền vững

Các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đã và đang được các cấp, các ngành, các địa phương chú trọng triển khai thực hiện nhằm đảm bảo điều kiện tiếp cận và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH). Từ đó, tạo ra các sản phẩm giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, sản phẩm chế biến công nghiệp mới có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển bền vữngMô hình chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học tại xã Thọ Sơn (Triệu Sơn).

Trong lĩnh vực nông nghiệp, các chương trình, đề án, dự án đã triển khai ứng dụng CNSH tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, đảm bảo tính cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; tạo điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch như: Kỹ thuật canh tác thủy canh, canh tác trong hệ thống nhà kính, nhà lưới gắn với công nghệ thâm canh cao; ứng dụng CNSH phân tử. Ứng dụng hệ thống tự động hóa, bán tự động hóa và cơ giới hóa trong chăn nuôi công nghiệp; ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm công nghiệp. Ứng dụng và nhân rộng công nghệ sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Nhật Bản vào sản xuất phân bón hữu cơ để trồng rau sạch; nhân giống khoai tây sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật; sử dụng chế phẩm sinh học tăng cường miễn dịch, sức đề kháng và hạn chế gây ô nhiễm môi trường trong quá trình nuôi thủy sản; sử dụng CNSH tạo ra các giống lúa mới... Đây được coi là giải pháp đột phá, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Trong chăn nuôi, việc sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót sinh học hoặc phun trực tiếp vào nền chuồng nuôi, sử dụng để ủ chất thải chăn nuôi làm phân hữu cơ đem lại hiệu quả thiết thực như: Vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh tật, tăng trọng nhanh, chất lượng thịt thơm ngon, đặc biệt khử mùi hôi trong chất thải chăn nuôi, tạo môi trường sống tốt cho vật nuôi, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động. Bên cạnh đó, việc áp dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi còn góp phần thay đổi thói quen, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, tạo ra nguồn phân hữu cơ tốt cho cây trồng. Nhiều chế phẩm sinh học được áp dụng phổ biến như: Chế phẩm EM, men vi sinh Sacharomyces, PM2, BioZym, các chế phẩm sinh học vườn sinh thái... giúp gia súc, gia cầm phát triển tốt, tăng trọng nhanh, giảm tiêu tốn và chi phí thức ăn, giảm tỷ lệ mắc bệnh, xử lý chất thải trong chăn nuôi, khử mùi hôi, tạo môi trường sạch.

Ở lĩnh vực y học, Bệnh viên Phụ sản Thanh Hóa đã ứng dụng thành công kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm để điều trị vô sinh. Một số sản phẩm mới trên cơ sở ứng dụng CNSH, như: Sản xuất các sản phẩm bổ dưỡng từ sinh khối nấm men bia, nghiên cứu sản xuất các loại thuốc đông dược... được nhiều đơn vị triển khai. Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao năng lực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đối với lĩnh vực môi trường, kết quả nổi bật là ứng dụng sản xuất than hoạt tính từ than bùn để làm chất lọc nước sinh hoạt; xử lý chất thải ở trại chăn nuôi lợn để sản xuất phân bón; xây dựng các mô hình chủ hộ sử dụng hầm kỵ khí, xử lý phân, nước thải..., góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và môi trường sống cho cộng đồng dân cư.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động phát triển và ứng dụng CNSH trên địa bàn tỉnh phần lớn tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thủy sản và bảo vệ môi trường; các lĩnh vực khác như: y dược, quốc phòng - an ninh... chưa nhiều. Việc đầu tư kinh phí cho hoạt động nghiên cứu, triển khai ứng dụng CNSH còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất. Nguồn lực đầu tư phục vụ cho nghiên cứu phát triển CNSH của tỉnh chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước, việc huy động các nguồn lực của xã hội để nghiên cứu ứng dụng, phát triển CNSH chưa đáp ứng yêu cầu. Một số mô hình ứng dụng CNSH mới chỉ dừng ở mức thử nghiệm, chậm nhân ra diện rộng trong sản xuất và đời sống. Đội ngũ cán bộ chuyên môn về CNSH còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng.

Để CNSH thực sự phát triển, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp bền vững, cần có sự phối hợp của các cấp, các ngành và doanh nghiệp trong triển khai các chương trình, mô hình, đồng thời mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp, triển khai các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, lấy doanh nghiệp làm hạt nhân để hỗ trợ ứng dụng KH&CN từ sản xuất đến tiêu thụ thông qua các chính sách hỗ trợ của Nhà nước... Ngoài ra, cần quan tâm đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả các phòng thí nghiệm CNSH với trang bị máy móc, thiết bị hiện đại và đồng bộ; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực, tạo bước chuyển mới trong ứng dụng CNSH phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH quê hương, đất nước.

Bài và ảnh: Trần Giang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]