Triệu Sơn bảo tồn, phát huy giá trị các di tích
Triệu Sơn hiện có 30 di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, cách mạng đã được xếp hạng; trong đó, có 4 di tích xếp hạng quốc gia, 26 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Tiêu biểu như, di tích lịch sử cách mạng Khu lưu niệm Hội văn nghệ Việt Nam (thời kỳ 1947-1954) tại làng Quần Tín, xã Thọ Cường.
Lãnh đạo huyện Triệu Sơn và Nhân dân tham quan di tích giếng cổ thuộc di tích lịch sử cách mạng Khu lưu niệm Hội Văn nghệ Việt Nam.
Những năm 1947-1954, làng Quần Tín đã được chọn là nơi “an toàn khu”, nơi hội tụ những văn nghệ sĩ trong cả nước - một trung tâm đào tạo cán bộ văn hóa cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc sau này. Thời điểm đó, làng Quần Tín là nơi đặt trụ sở làm việc của Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Việt Nam (sau này là Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam) để các hội viên, nhà văn, nhà thơ cũng như các nhà chính trị, quân sự về đây hoạt động, học tập. Tại đây, các lớp đại học văn hóa khóa 1, 2, 3 đã được mở do thầy Đặng Thai Mai làm Hiệu trưởng. Các giảng viên là những người có uy tín trong nền VHNT nước nhà như Hải Triều, Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Vũ Ngọc Phan...
Bên cạnh đó, còn có các nhà chính trị, nhà thơ, nhà văn tham gia giảng dạy, nói chuyện tại lớp học như các đồng chí Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Sơn... Nhiều học viên đã thành đạt, trở thành những người nổi tiếng trên các lĩnh vực. Đặc biệt, từ tháng 2/1950 đến tháng 2/1951, gia đình Hoàng thân Souphanouvong (nước CHDCND Lào) đã được bà con trong làng Quần Tín che chở, bảo vệ an toàn.
Khu lưu niệm Hội Văn nghệ Việt Nam không chỉ là địa danh lịch sử cách mạng, khu văn hóa kháng chiến mà còn là điểm về nguồn ý nghĩa cho văn nghệ sĩ, là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ. Do đó, để bảo vệ và phát huy giá trị của di tích, huyện Triệu Sơn đã đưa di tích vào danh sách cần được tu bổ, phục hồi. Tháng 7/2024, di tích đã được khởi công xây dựng phục hồi, tu bổ với tổng mức đầu tư trên 11,2 tỷ đồng. Trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 10 tỷ đồng; phần còn lại là ngân sách huyện và các nguồn huy động khác. Quy mô đầu tư gồm: phục hồi, bảo tồn, tôn tạo các hạng mục công trình như giếng cổ; nhà bia lưu niệm; nhà lưu niệm; xây dựng khu vực sân, đường, bãi để xe; tường rào, khuôn viên và các hạng mục phụ trợ.
Cùng với di tích lịch sử cách mạng Khu lưu niệm Hội Văn nghệ Việt Nam, huyện Triệu Sơn đã và đang triển khai tu tổ, phục hồi các di tích như: Khu Di tích lịch sử văn hóa Lê Thì Hiến; di tích kiến trúc nghệ thuật đình Tam Lạc; chùa Hòa Long; nhà thờ Quận công Lê Thân thị trấn Nưa; đền thờ Tể tướng Thái bảo đại vương Nguyễn Hiệu; Phủ Vạn...
Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn Lê Quang Trung cho biết: Việc trùng tu, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích được xác định là nhiệm vụ trọng tâm để hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Do đó, huyện đã chú trọng triển khai việc bảo vệ, phục hồi và phát huy các giá trị của di tích; gắn việc bảo vệ và phát huy các giá trị di tích với phát triển du lịch.
Đối với nhiệm vụ bảo vệ, trùng tu tôn tạo các di tích, huyện đã phối hợp với các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, đánh giá thực trạng các di tích trên địa bàn, từ đó lập kế hoạch tu bổ, tôn tạo dựa trên các nguồn vốn khác nhau. Đồng thời, huyện đã lập quy hoạch, dự án bảo quản và tu bổ, phục hồi di tích; xây dựng phương án phòng ngừa các hành vi xâm hại di tích, bảo vệ hiện vật quý hiếm; khoanh vùng bảo vệ và cắm mốc giới di tích. Đến nay, toàn huyện có 11/31 di tích đã được cắm mốc giới, xây tường bao.
Cùng với bảo vệ, trùng tu, tôn tạo, huyện đã xây dựng kế hoạch phát huy giá trị của di tích, gắn với quảng bá các giá trị của di tích và phát triển du lịch. Các lễ hội gắn với di tích được triển khai theo nếp sống mới, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và hương ước, quy ước của địa phương; chỉ đạo các địa phương thành lập các ban quản lý di tích; xây dựng quy chế hoạt động...
Để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, giá trị của các di tích trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, huyện Triệu Sơn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giá trị di sản, cũng như tiềm năng của các di tích trong việc thúc đẩy du lịch phát triển. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào và trách nhiệm của Nhân dân trong bảo vệ và phát huy giá trị các di tích.
Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ, phục dựng và phát huy giá trị các di tích, song do nguồn kinh phí dành cho công tác tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích tương đối lớn nên nhiều di tích chưa được triển khai đầu tư tôn tạo hoặc quá trình trùng tu tôn tạo kéo dài; đội ngũ cán bộ am hiểu về di tích, di sản vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu... Do đó, huyện Triệu Sơn đã và đang quan tâm huy động nhiều nguồn lực để bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích; quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức văn hóa; thực hiện tốt việc nghiên cứu, bảo tồn các di tích trong quá trình phục dựng...
Bài và ảnh: Thùy Linh
{name} - {time}
-
2025-01-03 09:30:00
Thảo nguyên xanh – nước mát lành
-
2025-01-03 08:35:00
Công nhận 33 bảo vật quốc gia
-
2024-09-07 19:00:00
[Podcast] Truyện ngắn: Khai giảng của bé
Lễ hội Chá Mùn
[E-Magazine] - Đêm ở núi...
Thách thức duy trì vị thế điểm đến Đà Nẵng: Bài học từ các thiên đường du lịch
Đảm bảo điều kiện tốt nhất để Lễ hội Lam Kinh năm 2024 diễn ra thành công
Lượng khách tới các khu điểm du lịch trên cả nước tăng cao dịp 2/9
[Podcast] - Tản văn: Những nẻo thu vơi đầy thương nhớ
Chỉ 100.000 đồng “thả ga” vui chơi tại Công viên nước Sun World Sầm Sơn
Từ đường họ Tăng nơi hoạt động bí mật của các chiến sĩ cách mạng
Miền đất của dân ca đặc sắc, đa sắc màu