(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các ngành và địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện các giải pháp nhằm chủ động ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong tình hình biến đổi khí hậu, đảm bảo đủ nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn

Thời gian qua, các ngành và địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện các giải pháp nhằm chủ động ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong tình hình biến đổi khí hậu, đảm bảo đủ nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặnMực nước hồ Cửa Đạt (Thường Xuân) đang thấp hơn so với mực nước dâng bình thường.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, từ tháng 11/2023 đến tháng 4/2024 khu vực tỉnh Thanh Hóa có lượng mưa ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm và phổ biến từ 70 - 150mm, riêng khu vực vùng núi, thị xã Nghi Sơn, các huyện Nông Cống, Như Xuân, Như Thanh có nơi trên 150mm. Nhiệt độ không khí trung bình có khả năng ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm khoảng từ 0,5-10C. Mực nước trên các sông dao động theo xu thế xuống thấp dần và ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ. Lượng dòng chảy trên sông Mã tại huyện Cẩm Thủy, sông Chu tại Cửa Đạt ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm và thiếu hụt từ 20 - 50%, có nơi trên 50%. Hàng năm, tổng dung tích tích trữ được từ các công trình hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh là 2,15 tỷ m3, dung tích hữu ích để sử dụng hàng năm 1,41 tỷ m3. Trong khi nhu cầu sử dụng nước ngọt hàng năm cho nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp khoảng 3,547 tỷ m3. Với nhu cầu sử dụng nước ngày càng cao, lượng nước trữ được từ các công trình thủy lợi, thủy điện chưa đáp ứng so với nhu cầu thực tế. Ngoài ra, trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, hiện tượng El Nino tiềm ẩn nhiều diễn biến bất thường, khó lường, sẽ tác động lớn đến việc cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 54 công trình cấp nước sạch tập trung với công suất khoảng 419.810m3/ngày đêm và 506 công trình cấp nước tự chảy với công suất khoảng 34.040m3/ngày đêm. Qua theo dõi hằng năm, trong thời gian nắng nóng kéo dài, mực nước các sông xuống thấp, dòng chảy thiếu hụt trên địa bàn tỉnh ảnh hưởng đến việc cấp nước sinh hoạt. Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa Nguyễn Thị Anh Nga, do nguồn nước đang có nguy cơ thiếu hụt cùng với xâm nhập mặn đã gây ảnh hưởng cho khu vực ven biển và TP Thanh Hóa. Nhất là các công trình cấp nước sạch lấy nguồn nước thô từ hạ lưu sông Mã, sông Lèn, sông Hoạt, kênh De... Đây là khu vực có nhu cầu sử dụng nước sạch cao do dân cư đông đúc và tập trung nhiều hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hàng năm, vào các tháng mùa khô trên địa bàn các huyện miền núi thường xuyên xảy ra thiếu nước sinh hoạt do mực nước sông hạ thấp, nguồn nước ngầm bị ô nhiễm. Đây cũng là khu vực đang còn gặp nhiều khó khăn do chưa thu hút được đầu tư các công trình cấp nước sạch tập trung, phụ thuộc lớn vào nguồn nước sông, suối, các mó nước phía thượng nguồn...

Để chủ động ứng phó với tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết, đảm bảo an toàn cho sản xuất, giảm thiểu thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra, các ngành, địa phương trong tỉnh đang tích cực tuyên truyền, vận động người dân hiểu tác động của biến đổi khí hậu, hiện tượng Enso chuyển sang trạng thái El Nino từ cuối năm 2023 sang năm 2024. Qua đó, người dân hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng nước tiết kiệm, tính tất yếu của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng; vận động người dân tích cực tham gia làm thủy lợi mùa khô, phát dọn, nạo vét kênh mương, sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý.

Ngành nông nghiệp theo dõi sát diễn biến thời tiết, thủy văn, kịp thời thông tin, cảnh báo và hướng dẫn các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Đồng thời, đôn đốc các đơn vị quản lý và khai thác các công trình thủy lợi sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí, trữ nước các ao, hồ, kênh mương, các trục kênh tiêu...; điều hòa phân phối nước hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và có kế hoạch cụ thể, tránh tình trạng tranh chấp nước trên hệ thống, không để hiện tượng thất thoát nước hoặc lấy nước tràn lan gây lãng phí.

Ngành công thương tích cực phối hợp với các nhà máy thủy điện vận hành phát điện với lưu lượng, thời gian phù hợp nhu cầu dùng nước, đồng thời duy trì mực nước ổn định để đảm bảo cho các trạm bơm dọc sông Mã lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Công ty Điện lực Thanh Hóa tập trung duy trì đảm bảo cung cấp điện cho các trạm bơm tưới, đặc biệt là các trạm bơm đầu mối lớn, các trạm bơm vùng triều phải được ưu tiên cấp điện 24/24h để tranh thủ bơm nước phục vụ công tác chống hạn, xâm nhập mặn.

Cùng với đó, các ngành, địa phương tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các công điện của Chính phủ và của tỉnh về thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]