(Baothanhhoa.vn) - Huyện Thiệu Hóa đã chủ động liên kết với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, đào tạo, bố trí việc làm cho lao động nông thôn. Từ đó, người dân có thêm việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống, vươn lên thoát nghèo.

Thiệu Hóa quan tâm tạo việc làm cho lao động nông thôn

Huyện Thiệu Hóa đã chủ động liên kết với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, đào tạo, bố trí việc làm cho lao động nông thôn. Từ đó, người dân có thêm việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống, vươn lên thoát nghèo.

Thiệu Hóa quan tâm tạo việc làm cho lao động nông thônQua các chương trình giới thiệu việc làm, tuyển dụng lao động của huyện Thiệu Hóa, nhiều phụ nữ đã có thêm việc làm và nguồn thu nhập ổn định.

Từ nhiều tháng nay, bà Trịnh Thị Xuân ở thôn Phú Hưng, xã Thiệu Long đều nhận nguyên liệu về nhà để sản xuất sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ. Để có công việc này, bà được tham gia qua lớp đào tạo nghề do doanh nghiệp tư nhân Mỳ Quảng trong xã tổ chức. Tại đây, nhiều nông dân như bà Xuân được hướng dẫn cách đan, tạo hình các sản phẩm từ tre, nứa, bèo tây để tết bện, đan lát. Doanh nghiệp đưa các mẫu hàng, nguyên liệu để người dân sản xuất, các sản phẩm làm ra được doanh nghiệp thu mua.

Bà Xuân cho biết: “Trước đây, tôi thường đi phụ hồ thu nhập bấp bênh, công việc lại nặng nhọc, vất vả, kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày tham gia sản xuất mặt hàng này, công việc nhẹ nhàng hơn, không tốn nhiều sức, lại tranh thủ được thời gian làm việc nhà. Tôi và nhiều chị em đã có thêm việc làm và nguồn thu nhập ổn định, góp phần nâng cao mức sống của gia đình”.

Thông qua các chương liên kết tuyển dụng, dạy nghề cho lao động nông thôn, từ đầu năm 2024 đến nay doanh nghiệp tư nhân Mỳ Quảng đã tổ chức 3 lớp dạy nghề cho hơn 100 lao động tại các xã Tân Châu, Thiệu Giang... Hiện doanh nghiệp này có hơn 500 lao động là phụ nữ tranh thủ thời gian lúc nông nhàn tại 11 xã trên địa bàn huyện. Các lao động chia thành tổ, nhóm, do tổ trưởng chịu trách nhiệm nhận nguyên liệu, phân phát cho lao động sản xuất tại nhà. Thu nhập của các lao động ổn định từ 4 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Chủ doanh nghiệp tư nhân Mỳ Quảng Phạm Thị Mỳ cho biết: “Nhu cầu sử dụng lao động, đặc biệt là các lao động thời vụ của doanh nghiệp là rất lớn. Để tập hợp được họ thành nhóm sản xuất, chúng tôi đã kết hợp với các xã, thôn thống kê, lập danh sách những lao động có nhu cầu việc làm, doanh nghiệp chịu trách nhiệm đào tạo mới, đào tạo nâng cao tay nghề theo từng mẫu sản phẩm của mình”.

Hiện nay trên địa bàn huyện Thiệu Hóa có 410 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh, 24 HTX. Qua khảo sát, hằng năm các doanh nghiệp này có nhu cầu tuyển dụng từ 3.000 đến 4.000 lao động mới. Nắm bắt được nhu cầu này, huyện Thiệu Hóa đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp như: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, chủ động phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm, tuyển dụng lao động vào làm và học việc. Đồng thời tổ chức đánh giá hiệu quả những chương trình đã thực hiện, từ đó xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm, tạo sinh kế, sát với nhu cầu thị trường lao động...

Chỉ tính từ đầu năm 2024 đến nay, huyện Thiệu Hóa đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 2.646 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 83,5%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,28% so với cùng kỳ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện phát triển.

Bên cạnh việc thực hiện các chính sách, chương trình, đề án về giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, huyện cũng xác định xuất khẩu lao động là giải pháp giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Vì vậy, ngành chức năng của huyện đã phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị có chức năng xuất khẩu lao động triển khai tuyển dụng lao động ở các xã, thị trấn tham gia xuất khẩu lao động, tạo điều kiện về thủ tục để lao động tiếp cận vốn nếu có nhu cầu... Đến nay, toàn huyện có hơn 4.000 lao động hiện đang làm việc có thời hạn tại thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Australia, Singapore... Nguồn lao động này đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế của địa phương.

Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thiệu Hóa Lê Duy Quang, cho biết: “Huyện đã chủ động thông tin kịp thời đến các tầng lớp Nhân dân về các chính sách lĩnh vực lao động. Việc kết nối cung - cầu lao động được tăng cường như tổ chức sàn giao dịch việc làm, tổ chức các hội nghị tư vấn việc làm tại các xã, thị trấn. Từ đó, số người có việc làm và thu nhập đều tăng so với cùng kỳ. Với mục tiêu đến cuối năm giải quyết việc làm mới cho 5.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 85%; tỷ lệ hộ nghèo còn 0,3% trở xuống, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tham mưa cho UBND huyện tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động giai đoạn 2021-2030, tăng kết nối cung - cầu lao động trên thị trường, nâng cao năng lực và đẩy mạnh công tác dự báo nhu cầu sử dụng lao động, nhu cầu đào tạo nghề nghiệp của doanh nghiệp”.

Bài và ảnh: Minh Khanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]