Thạch Thành sau hơn 3 năm thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thạch Thành lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020-2025 trong bối cảnh chung của đất nước và địa phương còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống của người dân. Bằng sự quyết tâm của đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, sau hơn 3 năm thực hiện nghị quyết đại hội, trong tổng số 27 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thạch Thành đề ra, đã có 24 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch.
Trường THCS Thành Trực mới được đầu tư đưa vào sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Ông Vũ Văn Đạt, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thạch Thành, cho biết: Sau hơn 3 năm thực hiện nghị quyết đại hội, kinh tế huyện duy trì mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân ước đạt 7,12%/năm, xếp thứ 13 trong tỉnh, thu ngân sách hàng năm đạt 75%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2021-2023 đạt 64,06% so với mục tiêu nghị quyết, đứng thứ 14/27 huyện, thị xã, thành phố, đứng đầu 11 huyện miền núi. Sản lượng lương thực có hạt hàng năm đạt 109,56% so với mục tiêu nghị quyết; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm đạt 2,45%, có 19 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, tăng 17 sản phẩm so với năm 2020; thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 51,12 triệu đồng. Đặc biệt, huyện đã dành nguồn lực triển khai phát triển nhiều dự án trọng điểm, tạo bước đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội. Giai đoạn 2021-2023, huyện đã huy động được hơn 9.271 tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; thực hiện 124 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, 101 dự án hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa, 32 dự án hạ tầng nông nghiệp, thủy lợi ứng phó với biến đổi khí hậu, 14 hạ tầng khu dân cư, 2 hạ tầng cụm công nghiệp... Nhiều công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Chương trình phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao theo chuỗi giá trị và XDNTM được đẩy mạnh. Huyện tập trung chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sản xuất lúa, mía nguyên liệu cánh đồng lớn áp dụng kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị trên một diện tích canh tác. Huyện đã xây dựng Đề án “Thực hiện thí điểm việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn với tích tụ, tập trung đất đai, sản xuất công nghệ cao, chuyển đổi số trong nông nghiệp huyện Thạch Thành”; đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai, tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi, tạo ra sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng cao đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Toàn huyện đã tích tụ được 1.866ha đất sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao, gắn với chương trình xây dựng mỗi xã một sản phẩm OCOP; khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi, nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác, chú trọng chất lượng sản phẩm nông nghiệp... Nhờ đó, sau hơn 3 năm thực hiện nghị quyết đại hội, kinh tế phát triển ổn định, tốc độ giá trị sản xuất các ngành đạt cao. Chương trình XDNTM tiếp tục được quan tâm duy trì và nâng cao chất lượng. Đến nay, huyện đã có 11 xã về đích NTM, trong đó có 1 xã đạt NTM nâng cao; phấn đấu năm 2025 trở thành huyện NTM.
Cùng với đó, huyện đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính và đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng. Trong đó, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện rà soát rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính theo hướng “4 tăng”, “2 giảm”, “3 không”, đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến hướng đến nền hành chính hiện đại. Phát huy hiệu quả hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư vào địa bàn huyện. Công tác giải phóng mặt bằng được chỉ đạo quyết liệt, đã thực hiện được 285,92ha đất để triển khai thực hiện các dự án và đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu dân cư để đấu giá đất. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị luôn đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, lựa chọn những vấn đề trọng tâm, cốt lõi để triển khai, thực hiện nhiệm vụ. Cấp ủy đảng từ huyện đến cơ sở thường xuyên coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Huyện Thạch Thành đã chú trọng đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh; thực hiện nghiêm công tác kiểm điểm tự phê bình và phê bình, đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức đảng và đảng viên; thực hiện tốt công tác phát triển Đảng, tăng cường quản lý đảng viên...
Năm 2024, Đảng bộ huyện Thạch Thành xác định là năm bản lề để hoàn thành các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra, trong đó tiếp tục nêu cao quyết tâm chính trị, đồng tâm, hợp lực, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm...
Bài và ảnh: Khắc Công
{name} - {time}
-
2025-01-22 09:08:00
Đề xuất Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở
-
2025-01-21 14:43:00
Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt sau khi thực hiện sắp xếp
-
2024-04-12 15:24:00
Phát huy vai trò công đoàn trong xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
HĐND huyện Hà Trung nâng cao hiệu quả công tác giám sát
Cẩm Thủy xây dựng “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ”
Về tư duy lý luận của đồng chí Đào Duy Tùng trong hoạt động thông tin - báo chí, văn hóa - văn nghệ
Đừng để “tâm lý bất mãn” thành cơ hội để thế lực thù địch lợi dụng chống phá
Tăng cường đối thoại với Nhân dân, giải quyết những vấn đề bức xúc tại cơ sở
Cần thay đổi nhận thức của người dân
Thay đổi tư duy, hành động quyết liệt
Giữ vững vị trí dẫn đầu trên bảng xếp hạng
Thạch Thành xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ”