Tết Hàn Thực có phải là Tết Thanh Minh không?
Tết Hàn Thực là một ngày tết quan trọng đã xuất hiện từ lâu trong văn hóa Việt Nam nhưng khá xa lạ với thế hệ trẻ. Bài viết này sẽ giúp các bạn trẻ hiểu thêm Tết Hàn Thực là gì, cũng như nguồn gốc và ý nghĩa của nó đối với văn hóa tín ngưỡng nước ta. Cùng xem ngay tại đây nhé!.
Mâm cỗ cúng Tết Hàn Thực. Ảnh: Internet
Tết Hàn Thực là gì? Tết Hàn Thực là ngày nào trong năm 2024?
Tết Hàn Thực, hay còn được gọi với cái tên dân dã là Tết bánh trôi bánh chay, là một ngày tết truyền thống phổ biến ở miến Bắc Việt Nam và trong cộng đồng người Hoa. Vào dịp này, các gia đình sẽ chuẩn bị các phần bánh trôi, bánh chay thành kính dâng lên cho các bậc tổ tiên, nhằm tri ân, tưởng niệm người thân đã khuất.
Tết Hàn Thực diễn ra vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm . Vậy nên trong năm 2024, Tết Hàn Thực sẽ rơi vào ngày 11/04/2024 theo lịch dương (tức ngày 3/3 âm lịch).
Tết Hàn Thực có phải là Tết Thanh Minh không? Tết Thanh Minh sẽ thường diễn ra từ ngày 4/4 hoặc 5/4 đến 21/4 hoặc 22/4 nên đôi lúc sẽ trùng với ngày diễn ra Tết Hàn Thực nên nhiều người thường bị nhầm. Thực chất, Tết Hàn Thực không phải là Tết Thanh Minh, đây là 2 ngày lễ tách biệt và mang những ý nghĩa khác nhau. Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày 03/03 âm lịch hằng năm, là ngày mà con cháu chuẩn bị bánh trôi và bánh chay dâng cúng tổ tiên. Còn Tết Thanh Minh là dịp con cháu tảo mộ, sửa sang, quét dọn cho phần mộ tổ tiên, nhưng không có ngày cố định và được xác định dựa trên lịch dương. |
Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hàn Thực
Ngoài việc tìm hiểu Tết Hàn Thực là gì, bạn nên biết thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của nó để hiểu thêm về Tết Hàn Thực nhé!
Nguồn gốc của Tết Hàn Thực
Tết Hàn Thực có nguồn gốc từ Trung Quốc từ thời Xuân Thu (770 - 221). Lúc đó, vua nước Tấn là Tấn Văn Công gặp loạn lạc phải sống lưu vong lúc ở nước Sở, lúc lại ở nước Tề. Sau đó, ông gặp được Giới Từ Thôi và được ông ấy hết mực phò trợ, kể cả lúc cạn kiệt lương thực ông còn lén cắt thịt mình dâng cho vua. Khi biết được việc, vua Tấn rất mực cảm kích ông.
Tuy nhiên, khi đoạt lại được ngôi vương, vua Tấn lại quên mất công lao của Giới Từ Thôi, nhưng ông cũng không oán giận, và rồi ông cùng mẹ về núi Điền Sơn ở ẩn. Thời gian sau đó, vua Tấn đến tìm Giới Từ Thôi về lĩnh thưởng, nhưng ông không màng danh vọng, tiền bạc nên đã từ chối lời mời của vua.
Trong giây phút nóng giận khi bị từ chối, vua Tấn đã ra lệnh đốt rừng để nhằm ép ông, thế nhưng hai mẹ con ông Giới Từ Thôi quyết chí bỏ mạng nơi biển lửa đúng vào 3/3 âm lịch. Khi biết chuyện, vua Tấn rất ân hận, liền cho người lập miếu thờ, lệnh chỉ được ăn đồ nguội lạnh nấu sẵn và kiêng dùng lửa trong suốt 3 ngày để bày tỏ nỗi đau và lòng ân hận.
Từ đó, mùng 3/3 âm lịch được dùng để tưởng nhớ Giới Từ Thôi, nhưng ở Việt Nam dịp này dùng để nhớ ơn ông bà tổ tiên và cội nguồn dân tộc.
Ý nghĩa của Tết Hàn Thực
Tết Hàn Thực có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng khi được du nhập vào Việt Nam đã mang ý nghĩa hoàn toàn khác, mang đậm dấu ấn dân tộc ta:
Thể hiện tấm lòng nhớ ơn ông bà tổ tiên và cội nguồn dân tộc, con cháu cùng quây quần, nấu bánh trôi, bánh chay thành tâm dâng cúng lên bàn thờ gia tiên nhằm thể hiện lòng hiếu kính, sự biết ơn về công dưỡng dục và sinh thành.
Thể hiện truyền thống tốt đẹp và nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa thông qua việc món ăn được dâng lên ông bà tổ tiên trong dịp này, đều được làm từ những nguyên liệu dân dã, đặc trưng cho dân tộc ta. Chẳng hạn như bánh trôi hay bánh chay đều được làm từ hạt gạo, loại lương thực chính đã nuôi sống bao thế hệ người dân Việt Nam.
Ngoài ra, Tết Hàn Thực là dịp mọi người gửi gắm niềm tin tín ngưỡng, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Tết Hàn Thực bắt nguồn từ Trung Quốc, sau khi du nhập vào nước ta đã trở thành ngày tri ân tổ tiên, cội nguồn đậm đà bản sắc Việt Nam.
Ý nghĩa của bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn Thực bạn nên biết
Bánh trôi, bánh chay là một trong những món không thể thiếu trên mâm cúng tổ tiên vào ngày Tết Hàn Thực, được xem là biểu tượng của ngày lễ này. Tuy vậy, vẫn có nhiều người chưa biết ý nghĩa thật sự của bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn Thực là gì, dưới đây sẽ giải thích cho bạn biết được ý nghĩa của nó:
Giữ gìn truyền thống dân tộc: Tổ tiên xưa của người Việt đã sáng tạo ra bánh trôi, bánh chay trong ngày Tết Hàn Thực tượng trưng cho các món ăn nguội (Hàn Thực). Việc hình ảnh bánh trôi, bánh chay xuất hiện trên mâm cúng qua bao nhiêu thế hệ đã trở thành sợi dây gắn kết đưa truyền thống đi sâu vào trong tiềm thức của người Việt trở thành một nét đẹp văn hóa của dân ta.
Hướng về tổ tiên, cội nguồn dân tộc: Bánh trôi, bánh chay có vỏ tròn trắng, được dùng để bao bọc nhân gọn gàng bên trong, mang hết tình cảm gói gọn vào từng cái bánh, thể hiện nên tấm lòng tri ân sâu sắc đối với cội nguồn và ông bà tổ tiên đã khuất. Hơn nữa, hình ảnh gia đình con cháu quây quần tỉ mẩn gói từng chiếc bánh còn thể hiện tình cảm gia đình viên mãn, xứng đáng với sự hy sinh của cha ông dành cho ngày độc lập.
Cầu mong thời tiết thuận hòa: Bánh trôi có hình dạng tròn đều gợi nên câu tục ngữ Mẹ tròn con vuông, còn bánh chay thì có vỏ trắng mang tính âm, nhân đậu xanh mang tính dương được bao bọc lại, thể hiện âm dương hòa hợp, cầu mong mưa gió thuận hòa, mùa màng tươi tốt.
Bánh trôi, bánh chay là biểu tượng văn hóa không thể thiếu vào dịp tết Hàn Thực với ý nghĩa hướng về cội nguồn tổ tiên, cầu mong điều tốt đẹp,...
Nên cúng gì vào ngày Tết Hàn Thực?
Một mâm cúng được kính dâng cho tổ tiên trong ngày Tết Hàn Thực, thường được chuẩn bị các món như:
Bánh trôi, bánh chay: Khi cúng bánh trôi, bánh chay, bạn cần đảm bảo số lượng 3 hoặc 5 bát bánh chay và 3 hoặc 5 bát bánh trôi là chuẩn nhất.
Hoa tươi và trầu cau: Khi chưng nên chuẩn bị các loại hoa mang ý nghĩa may mắn như hoa đồng tiền, hoa huệ trắng,... và thường mọi người sẽ chọn chưng hoa cúc với ý nghĩa cầu mong tài lộc, may mắn. Về phần trầu cau cũng cần chọn loại tươi mới và chưng với số lẻ 3 hoặc 5 đĩa.
Mâm ngũ quả: Bạn có thể tùy chọn loại quả theo sở thích của gia đình nhưng vẫn đảm bảo 5 loại quả khác nhau. Ngoài ra, để cầu mong nhiều điều tốt đẹp hơn, gia chủ có thể chọn 5 loại quả có màu sắc tượng trưng cho ngũ hành như quả màu vàng tượng trưng cho hành Kim, quả màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa,...
Nước sạch: Ý nghĩa là sự tinh khiết, ngụ ý thể hiện tấm lòng chân thành của gia đình với bậc tổ tiên.
Ngoài ra, gia chủ cần chuẩn bị các vật phẩm như nhang, đèn, hoặc gà luộc, chè, xôi, rượu,... (Tùy theo điều kiện và nhu cầu của gia đình).
Điều bạn không nên làm trong Tết Hàn Thực
Ngoài việc chuẩn bị mâm cúng tươm tất trong Tết Hàn Thực, bạn cần chú ý không nên làm một số điều sau để tránh gặp những điều không may mắn:
Không nên chuyển nhà, nơi ở: Theo quan niệm dân gian, linh hồn của người thân đã khuất vẫn luôn theo dõi và ở bên gia đình. Vì vậy, người ta cho rằng chuyển nhà hay chuyển nơi ở trong dịp này sẽ gây ảnh hưởng vận khí, công việc không được suôn sẻ.
Tránh cúng bánh trôi, bánh chay ngũ sắc: Việc cúng bánh trôi, bánh chay ngũ không được khuyến khích thực hiện, vì sẽ phá vỡ nét đẹp truyền thống.
Hạn chế cỗ bàn linh đình: Tết Hàn Thực là dịp để tưởng nhớ người đã khuất, nên mâm cỗ không cần cầu kì, xa hoa, chỉ cần mâm cỗ cơ bản, giản dị chứa đựng sự thành tâm kính dâng của con cháu lên bàn thờ tổ tiên là đủ vẹn tròn.
Không nên cúng các loại trái cây có gai, hoặc có vị đắng: Điều này nhằm thể hiện mong ước gia đạo được hòa thuận, không còn những điều đau khổ đến với cuộc sống của gia đình trong tương lai.
Tránh cúng các loài hoa mang ý nghĩa không tốt: Gia chủ không nên cúng các loại hoa như hoa ly, hoa sứ, hoa vạn thọ,... để hạn chế những điều tiêu cực, cầu mong những điều tốt đẹp.
Hạn chế ăn mặn: Nhiều người quan niệm ngày này không nên sát sinh để dùng tâm hồn thuần khiết bày tỏ sự kính trọng, tích thêm công đức cho người đã khuất.
Kiêng nói điều không hay và hành vi thiếu chuẩn mực: Vào khoảng thời gian này, linh hồn người thân đã khuất sẽ về nhà với gia đình, nên để thể hiện lòng thành kính, tôn trọng bạn cần ăn nói chuẩn mực, không buông lời cay nghiệt và tránh nói những điều không may.
Như vậy, bài viết đã cung cấp các thông tin, giúp bạn có câu trả lời cho vấn đề Tết Hàn Thực là gì, cùng các kiến thức liên quan để thực hành đúng theo truyền thống. Chúc bạn có ngày Tết Hàn Thực ấm áp bên gia đình.
TS
{name} - {time}
-
2024-11-24 16:13:00
Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo
-
2024-11-24 14:13:00
Phát huy và lan tỏa giá trị áo dài Huế trong cuộc sống đương đại
-
2024-04-10 20:00:00
[Podcast] - Tản văn: Yêu những mùa lúa đơm bông
Tổ chức chuỗi hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong trường học
Lễ hội Đền thờ Quang Trung được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Bức phù điêu bằng đồng lớn nhất Việt Nam tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng
Phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về Thiệu Hoá
Đánh giá khả năng đề cử Hang Con Moong vào danh mục di sản thế giới
Vọng cảnh đồi Lim xanh
Âm vang trống hội cung đình Phú Khê
[Podcast] Truyện ngắn: Sống lại những chồi non
Bảo tồn và phát huy di tích gắn với phát triển du lịch tâm linh