(Baothanhhoa.vn) - Bão số 3 nguy cơ cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Do đó, các địa phương, ngàng nông nghiệp và người dân đã chủ động thực hiện các phương án để bảo vệ diện tích cây trồng trước, trong và sau bão.

Tập trung bảo vệ cây trồng trước, trong và sau bão số 3

Bão số 3 nguy cơ cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Do đó, các địa phương, ngàng nông nghiệp và người dân đã chủ động thực hiện các phương án để bảo vệ diện tích cây trồng trước, trong và sau bão.

Tập trung bảo vệ cây trồng trước, trong và sau bão số 3

Người dân xã Hoằng Giang che chắn cho diện tích rau màu vụ thu mùa.

Theo tổng hợp báo cáo tiến độ sản xuất vụ thu mùa, đến nay toàn tỉnh đã gieo trồng được 143.240 ha/152.000 ha (đạt 94,2%). Trong đó, diện tích lúa đã gieo cấy là 109.790 ha/112.000 ha (đạt 98% KH); diện tích ngô đã trồng 11.500 ha/14.000 ha (đạt 82,1% KH); lạc đã trồng 890 ha/1.000 ha (đạt 89% KH); khoai lang đã trồng 990 ha/1.100 ha (đạt 90% KH); rau đậu đã trồng 10.570 ha/12.000 ha (đạt 88% KH), cây trồng khác là 9.500 ha/11.900 ha (đạt 79,8% KH).

Để ứng phó với diễn biến phức tạp của bão số 3, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã đề nghị UBND các xã, phường thực hiện nghiêm các Công điện của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh; đồng thời tập trung chỉ đạo sản xuất vụ thu mùa.

Các địa phương chủ động tiêu cạn nước đệm trên hệ thống sông trục và kênh mương nội đồng, huy động lực lượng khơi thông dòng chảy trên các kênh tiêu, kiểm tra tôn cao bờ vùng, bờ thửa, bờ kênh tiêu đảm bảo tiêu nước nhanh gọn cho các vùng có nguy cơ ngập úng.

Tập trung bảo vệ cây trồng trước, trong và sau bão số 3

Người dân Phường Quảng Phú thu hoạch rau màu.

Theo phương án, sau mưa bão phải khẩn trương tiêu triệt nước mặt ruộng, tiến hành vệ sinh đồng ruộng, phun phân bón lá, các chế phẩm sinh học... để cây trồng phục hồi. Đồng thời, tiến hành chắm dặm đảm bảo mật độ gieo trồng.

Đối với cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, ngành nông nghiệp và các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn người sản xuất tập trung thu hoạch nhanh, gọn. Sau bão, lũ, ngập úng cần khẩn trương thoát nước, triển khai các biện pháp kỹ thuật chăm sóc để phục hồi vườn cây. Đồng thời, chủ động nguồn giống để tiến hành trồng dặm hoặc trồng tái canh các diện tích bị thiệt hại.

Cùng với đó, phân công cán bộ kỹ thuật bám sát cơ sở, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; tình hình sâu bệnh hại để có biện pháp chủ động ứng phó kịp thời và xử lý nhanh với những ảnh hư hỏng xấu của thời tiết, dịch hại gây ra.

Nhóm PV Thời sự


Nhóm PV Thời sự

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]