Quy định thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Chính phủ ban hành Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, trong đó quy định thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám, chữa bệnh.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Cụ thể, thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó, thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng; thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng, trong đó, thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng; thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 06 tháng, trong đó, thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng; thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng.
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng là 06 tháng.
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh cấp cứu viên ngoại viện là 06 tháng, trong đó, thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về cấp cứu ngoại viện là 03 tháng; thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh tâm lý lâm sàng là 09 tháng.
Trong quá trình thực hành phải lồng ghép nội dung hướng dẫn về các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Căn cứ phạm vi hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và quy định nêu trên, cơ sở hướng dẫn thực hành xây dựng nội dung thực hành cụ thể đối với từng chức danh chuyên môn mà cơ sở dự kiến tổ chức hướng dẫn thực hành.
Bảo lưu kết quả thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với các chức danh chuyên môn
Cơ sở hướng dẫn thực hành có trách nhiệm bảo đảm người thực hành được làm việc theo chế độ làm việc của cơ sở. Trong quá trình thực hành vì lý do sức khỏe hoặc trường hợp bất khả kháng, người thực hành được tạm dừng thực hành trong thời gian tối đa 12 tháng và được bảo lưu các kết quả thực hành trước đó.
Việc bảo lưu kết quả thực hành thực hiện như sau:
+ Người thực hành có văn bản đề nghị bảo lưu kết quả thực hành và gửi kèm theo các tài liệu chứng minh lý do đề nghị bảo lưu.
+ Căn cứ đề nghị của người thực hành, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét, quyết định việc bảo lưu, trường hợp không đồng ý bảo lưu người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
+ Trong thời gian 30 ngày sau khi hết thời gian bảo lưu, nếu người thực hành không có văn bản đề nghị tiếp tục thực hành hoặc đề nghị gia hạn thời gian bảo lưu thì kết quả bảo lưu không còn giá trị, tổng thời gian của các lần bảo lưu không quá 12 tháng.
Theo Chinhphu.vn
{name} - {time}
-
2024-11-22 10:26:00
Cận cảnh hiện trường gần 200 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước
-
2024-11-22 10:20:00
Chung tay xóa nhà tạm, dột nát: Mái ấm cho đồng bào trong kỷ nguyên vươn mình
-
2024-01-12 17:11:00
Công đoàn ngành xây dựng chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
Thiệu Hóa nỗ lực xây dựng và phát triển đô thị
Nhân rộng mô hình hay, cách làm sáng tạo
Nơi người lao động gửi gắm niềm tin
Làm tốt công tác chăm lo cho lao động nữ
Tặng Bằng khen cho 22 tập thể có thành tích trong công tác thu ngân sách nhà nước
Vì sao lịch năm 2024 và 1996 giống nhau?
Làng nghề hoa giấy Mật Sơn tất bật trước ngày Táo quân về trời
Không “gửi gắm”, càng người đứng đầu thì càng phải làm gương
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ doanh nghiệp