Phụ nữ với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Thời gian qua, Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa luôn tích cực hưởng ứng Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt, kích thích sản xuất ngày càng nhiều mặt hàng Việt Nam có chất lượng, có sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Các sản phẩm OCOP của hội viên, phụ nữ tỉnh được giới thiệu tại gian hàng giới thiệu sản phẩm Ngày phụ nữ sáng tạo - khởi nghiệp năm 2024.
Các cấp hội phụ nữ phát huy vai trò nòng cốt đẩy mạnh tuyên truyền, vận động phụ nữ tích cực hưởng ứng CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên cả 3 phương diện: Sản xuất - kinh doanh - tiêu dùng; thực hiện “sản xuất sạch, chế biến sạch, tiêu dùng sạch”. Gắn nội dung CVĐ với Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” và CVĐ “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Hình thành thói quen ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam cho cán bộ, hội viên, phụ nữ, người sản xuất thông qua các buổi sinh hoạt chi/tổ, câu lạc bộ, qua các buổi tập huấn, hội thi “Phụ nữ nói không với thực phẩm bẩn”, tọa đàm “Phụ nữ với công tác an toàn thực phẩm”, “Tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng”, diễn đàn “Phụ nữ với vệ sinh an toàn thực phẩm”; mở các lớp an toàn vệ sinh thực phẩm về nuôi trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm... Phối hợp xây dựng nhiều chuyên mục, phóng sự, gương điển hình, mô hình về thực hiện CVĐ đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng thông tin điện tử, trang Facebook, qua việc tổ chức cuộc thi “Ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp” và phát động công trình “500 sản phẩm do phụ nữ sản xuất được giới thiệu trên không gian mạng”...
Để sản phẩm địa phương tiếp cận nhiều hơn với thị trường, các cấp hội phụ nữ chú trọng đến các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ; hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh. Hội LHPN các cấp đã chỉ đạo thành lập các mô hình kinh tế tập thể nhằm hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, đồng thời xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm... Đồng thời, phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân nữ tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp do nữ làm chủ tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ, công nghệ tiên tiến, cải tiến kỹ thuật nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm, hàng hóa có chất lượng cao, mẫu mã phong phú, đa dạng, giá thành giảm, đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Qua tổng hợp của Hội LHPN tỉnh, sau 15 năm triển khai CVĐ, các cấp hội phụ nữ đã tuyên truyền cho trên 1 triệu lượt cán bộ, hội viên phụ nữ về CVĐ; tổ chức 38 lớp tập huấn cho gần 2.000 hội viên, phụ nữ có ý tưởng khởi nghiệp; phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân nữ tổ chức Ngày phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp với hơn 300 gian hàng trưng bày, giới thiệu hơn 1.000 sản phẩm tiêu biểu của hội viên, phụ nữ trong toàn tỉnh. Hỗ trợ thành lập 189 mô hình kinh tế tập thể, nâng tổng số mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý trong toàn tỉnh lên 361 mô hình (trong đó 98 HTX, 107 tổ hợp tác và 156 tổ liên kết). Đồng thời, huy động các nguồn lực hỗ trợ cho các mô hình với tổng số tiền lên tới hơn 21,7 tỷ đồng. Từ sự hỗ trợ của các cấp hội, đến nay, đã có 123 sản phẩm của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh do nữ thành lập, quản lý được công nhận và xếp hạng sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3-4 sao, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu Việt.
Cùng với công tác tuyên truyền và tổ chức các hoạt động, các cấp hội tiếp tục phát huy hiệu quả các gian hàng giới thiệu sản phẩm sạch, an toàn tại Hội LHPN tỉnh và các địa phương; duy trì hoạt động hiệu quả các mô hình “Phụ nữ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn”... nhằm huy động sự tham gia của hội viên phụ nữ trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và khuyến khích, quảng bá người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm địa phương.
Đồng chí Ngô Thị Hồng Hảo, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, cho biết: Để CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tiếp tục phát huy hiệu quả, trong thời gian tới, Hội LHPN tỉnh tăng cường vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ tự giác thay đổi nhận thức, hành vi trong mua sắm, tiêu dùng hàng ngày, ưu tiên sử dụng hàng hóa trong nước, trong tỉnh sản xuất. Tiếp tục thực hiện Đề án “Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý và tạo việc làm cho lao động nữ” và Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”. Duy trì hiệu quả các mô hình kinh tế tập thể đã xây dựng, thành lập các mô hình HTX kiểu mới theo hướng liên kết; tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp...”.
Bài và ảnh: Phan Nga
{name} - {time}
-
2025-01-21 22:10:00
Lễ dựng cây nêu ngày Tết tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ
-
2025-01-21 20:24:00
Nghị quyết số 17-NQ/TU về văn hóa và con người Thanh Hóa: Từ nhận thức đến hành động (Bài 2) - Kiến tạo môi trường tiến bộ, văn minh
-
2024-10-24 12:27:00
Sôi nổi Hội thi truyền thông về phòng cháy, chữa cháy rừng
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước
Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử
Lần đầu tiên có giải thưởng KOLs về kỹ năng phòng, chống lừa đảo trực tuyến
Huyện ủy Quảng Xương bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo
9.414 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn được hỗ trợ nhà ở
Chính thức thương mại hóa mạng 5G
Vĩnh Lộc bàn giao nhà ở theo Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở núi Pha Kham tại bản Hạ, xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn
Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát