(Baothanhhoa.vn) - Xác định sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, huyện Nông Cống đã chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiều giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển. Nhờ vậy, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Nông Cống phát triển ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân

Xác định sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, huyện Nông Cống đã chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiều giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển. Nhờ vậy, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Nông Cống phát triển ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ tre tại HTX tre Thăng Thọ, xã Thăng Thọ (Nông Cống).

Về xã Trường Giang những ngày đầu xuân này, không khó để bắt gặp hình ảnh những cụ già, em nhỏ quây quần trong nhà, ngoài xóm cùng nhau đan nón. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, mặc dù có nhiều thời điểm giá nguyên liệu đầu vào cao mà giá thành sản phẩm rẻ, việc tiêu thụ chậm nhưng hầu hết người dân vẫn cố gắng giữ gìn nghề truyền thống của cha ông. Để tạo ra những chiếc nón lá bền, đẹp, ngoài sự tỉ mỉ, kiên nhẫn, chăm chỉ, khéo léo, người thợ còn gửi gắm vào đó cả tâm huyết của mình trong từng mối khâu để mỗi thành phẩm nón lá của làng khi bán ra thị trường không bị lẫn với các sản phẩm của những địa phương khác. Hiện nay, xã Trường Giang có gần 1.000 hộ làm nghề đan nón lá với gần 2.000 lao động, chủ yếu là phụ nữ trung niên, tập trung ở hai làng Yên Lai và Tuy Hòa. Mỗi ngày, một người có thể làm được 2 đến 3 chiếc nón, giá trị mỗi chiếc từ 25.000 đến 50.000 đồng, tùy từng mẫu mã, chất lượng.

Nói đến những địa phương có thế mạnh phát triển nghề nông thôn của huyện Nông Cống không thể không kể đến xã Thăng Long với nghề sản xuất miến gạo. Được biết, hiện nay toàn xã có 54 hộ tham gia sản xuất miến gạo, tập trung chủ yếu ở thôn Tân Giao với tổng số lao động tham gia làm nghề là hơn 200 lao động với thu nhập từ 6 đến 8 triệu đồng/người/tháng... Năng suất sản xuất của làng nghề ước đạt hơn 5.000 tấn/năm, tổng giá trị sản xuất ước đạt hơn 60 tỷ đồng/năm. Cùng với việc đổi mới công nghệ, nhanh nhạy trong nắm bắt nhu cầu tiêu dùng, mở rộng đối tác khách hàng, nghề sản xuất miến gạo của(????) đã có những bước phát triển mạnh, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Hiện, làng miến gạo Thăng Long đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là làng nghề, sản phẩm miến gạo Thăng Long cũng đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Nông Cống hiện có 9 làng nghề, nghề truyền thống được khôi phục và phát triển mạnh, như: làng nghề nón lá, chiếu cói và các sản phẩm từ cói, sản xuất miến gạo, đan đèn lồng,... tạo việc làm cho gần 6.000 lao động. Bên cạnh hoạt động của các làng nghề, Nông Cống còn có 3.955 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp vẫn duy trì sản xuất ổn định, tạo việc làm cho gần 7.000 lao động. Các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề của huyện Nông Cống chủ yếu là đá xây dựng, giày da, quần áo, gạo, ngô xay xát, nón lá, chiếu cói, miến gạo, giò, chả...

Hiện nay trên địa bàn huyện Nông Cống đang có 6 đơn vị đào tạo và duy trì vào bao tiêu sản phẩm nghề mây tre đan cho lao động trên địa bàn huyện, như: Công ty Ngọc Sơn Hà Nội, Công ty TNHH Quốc Đại, HTX nghề Tân Thọ, HTX nghề Tượng Văn, HTX nghề Minh Thọ và HTX nghề Tân Phúc tạo việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động trên địa bàn toàn huyện. Đối với mặt hàng mây tre đan xuất khẩu, các công ty và HTX cung cấp nguyên liệu, đào tạo miễn phí cho người lao động, người lao động sau khi làm được sản phẩm sẽ nhận được tiền công theo từng sản phẩm thông qua các chủ bao tiêu của từng xã.

Sản phẩm các làng nghề phát triển ổn định, chất lượng sản phẩm được nâng lên; các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được duy trì, mở rộng sản xuất, như: mây tre đan, mộc dân dụng, nón lá, chiếu cói, hương bài, miến gạo. Để phát triển ngành nghề truyền thống, Ban Chỉ đạo phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp huyện đã phối hợp chặt chẽ với đơn vị bao tiêu sản phẩm và các HTX nghề tiểu thủ công nghiệp, các tổ chức, cá nhân bao tiêu sản phẩm của huyện trong việc nắm bắt, giải quyết các khó khăn, vướng mắc để duy trì và phát triển nghề truyền thống, đồng thời tiếp tục tập trung nhân cấy nghề mới. Cùng với đó, huyện đã khuyến khích các cơ sở sản xuất đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, đầu tư các trang thiết bị tiên tiến, tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của làng nghề, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường. Đồng thời, hỗ trợ thành lập các HTX, mở rộng quy mô các nghề, thu hút lao động. Việc phát triển các làng nghề nông thôn đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]