Nông Cống đầu tư hạ tầng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Xác định phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) sẽ tạo bước đột phá cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân, huyện Nông Cống đang tập trung đầu tư, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng các cụm công nghiệp (CN) để thúc đẩy thu hút các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh.
Sản xuất hàng mây tre đan tại HTX Tiểu thủ công nghiệp Tân Thọ (Nông Cống).
Theo đó, huyện Nông Cống đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội chú trọng đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển các khu, cụm CN tập trung. Từ đó tạo sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đến nay, huyện Nông Cống đã quy hoạch, phát triển được 2 khu CN và 6 cụm CN với diện tích gần 263 ha. Điển hình như cụm CN Hoàng Sơn, diện tích 4,34 ha và đã thu hút 16 doanh nghiệp, cơ sở đầu tư sản xuất, kinh doanh; cụm CN Trường Sơn, diện tích 22,93 ha, thu hút đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, cơ khí, hàng thủ công mỹ nghệ và dệt may; cụm CN thị trấn Nông Cống, diện tích quy hoạch phát triển CN 165 ha đến năm 2030 và đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch xây dựng diện tích 42,5 ha giai đoạn đầu; thu hút đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, cơ khí, hàng thủ công mỹ nghệ và dệt may; cụm CN Tân Thọ (tại hai xã Tân Thọ và Tân Phúc), diện tích 44,5 ha, thu hút đầu tư các ngành nghề sản xuất chăn ga, thảm dệt, thiết bị y tế, thời trang may mặc và giày da, nội thất, điện, điện tử, cơ khí, chế biến nông sản, lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ, thức ăn gia súc, gia cầm; các ngành nghề phụ trợ ngành công, nông nghiệp, thực phẩm, dược phẩm... Các doanh nghiệp đang hoạt động trong các cụm CN trên địa bàn huyện hiện đang tạo việc làm cho 18.358 lao động.
Ngoài ra, huyện Nông Cống cũng luôn quan tâm, duy trì, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm của các làng nghề; hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở làng nghề quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, như: tổ chức hội chợ thương mại, hội chợ về công nghệ để giới thiệu sản phẩm, thương hiệu cho các làng nghề, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất tại làng nghề được hưởng các cơ chế ưu đãi về vốn vay, đất đai; đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư xây dựng, khai thác cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển ngành nghề nông thôn; hỗ trợ, khuyến khích thành lập doanh nghiệp, HTX tại các làng nghề; tăng cường trách nhiệm của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị trong giải quyết, xử lý công việc, bảo đảm tập trung hỗ trợ, kịp thời giải quyết những vấn đề liên quan đến nhà đầu tư... Cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận về đất đai, cơ chế, chính sách... Hiện nay các ngành nghề CN-TTCN trên địa bàn huyện đang tạo việc làm cho 8.719 lao động. Trong đó, có 8 HTX tiểu thủ công nghiệp tạo việc làm cho gần 3.200 lao động.
Thời gian tới, huyện Nông Cống tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp duy trì hoạt động và phát triển sản xuất, kinh doanh. Thực hiện quyết liệt cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Thường xuyên theo dõi, hỗ trợ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển, nhất là đối với các ngành, lĩnh vực có lợi thế như giày da, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, phân bón, chế biến nông sản... Đồng thời, tập trung chỉ đạo phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với các làng nghề, làng nghề truyền thống; tiếp tục nhân cấy nghề mới với những sản phẩm có thị trường tiêu thụ tốt; chỉ đạo các xã, thị trấn thống kê, phân loại lao động, có kế hoạch đào tạo nghề phù hợp cho từng giai đoạn; chú trọng công tác đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp, tập trung các nhóm nghề đang có sản phẩm tiêu thụ lớn và ổn định, như mây tre đan xuất khẩu, chao đèn, chậu hoa, mây giang xiên, các nghề truyền thống...
Bài và ảnh: Lương Khánh
{name} - {time}
-
11 giờ trước
Thủy điện Trung Sơn phấn đấu đạt cao nhất kế hoạch sản xuất năm 2025
-
8:25 sáng nay
2,1 triệu phiên livestream bán hàng Tết
-
04:26 13/07/2023
Thủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải
Bồi dưỡng kỹ năng kinh doanh trên sàn giao dịch điện tử
Giảm thiểu dấu chân carbon trong sản xuất tại doanh nghiệp sữa lớn nhất cả nước
Công bố kết luận thanh tra EVN về cung ứng điện
Giải pháp vận hành hồ chứa thủy điện Trung Sơn mùa cạn 2022-2023
Một doanh nghiệp bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong 3 năm
PC Thanh Hóa: Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm sự cố và tổn thất điện năng
Tích cực kiểm soát tàu cá có nguy cơ vi phạm khai thác bất hợp pháp
Thiệu Hóa nâng cao giá trị sản phẩm OCOP
Giá xăng E5 RON92 giảm nhẹ, các mặt hàng còn lại đồng loạt đi lên
Địa phương
Thời tiết
- 18°C - 24°CNhiều mây, không mưa
- 18°C - 25°CCó mây, không mưa