Nông Cống chủ động phòng, chống thiên tai
Với đặc thù là huyện chiêm trũng, nằm ở cuối hệ thống tiêu nước của sông Yên, mùa mưa bão hàng năm huyện Nông Cống thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ ngập lụt. Để chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), ngay từ đầu năm huyện Nông Cống đã xây dựng kịch bản ứng phó chi tiết, đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động chuẩn bị các điều kiện phục vụ công tác PCTT theo phương châm “4 tại chỗ”.
Nhân viên Công ty TNHH MTV Sông Chu - Chi nhánh thủy lợi Nông Cống khơi thông dòng chảy tại kênh N2 trước mùa mưa bão.
Trung Chính là xã có nguy cơ cao về ngập úng của huyện. Tại khu vực thôn Đông Cao thường xuyên xảy ra tình trạng ngập úng dẫn đến chia cắt địa hình khi nước lớn tràn về, có những năm nước ngập nhấn chìm hàng trăm ha lúa chưa kịp thu hoạch của người dân. Chủ tịch UBND xã Lê Đình Hùng cho biết: Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, ngay từ đầu năm 2024 xã đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban PCTT&TKCN; thành lập các tổ chốt duy trì trực 24/24 giờ ở các khu vực có nguy cơ ngập úng khi có mưa lũ xảy ra, sẵn sàng huy động lực lượng và phương tiện tham gia vào công tác PCTT&TKCN.
Với yếu tố địa hình sâu trũng đặc trưng, toàn bộ diện tích của huyện lấy nước từ 4 con sông thuộc hệ thống sông Yên. Để chủ động trước mùa mưa bão năm nay, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản và hoa màu, góp phần ổn định xã hội và hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Nông Cống đã kiện toàn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, bảo đảm tính thống nhất, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể để phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền đến mọi tầng lớp Nhân dân, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc chủ động tự phòng, tránh thiên tai an toàn, hiệu quả. Thường xuyên quán triệt, tuyên truyền và thực hiện nghiêm túc pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi, PCTT và chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, huyện về công tác PCTT&TKCN.
Để chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả mọi tình huống thiên tai, ngay từ đầu năm 2024 huyện Nông Cống đã phân công thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện phụ trách địa bàn, lĩnh vực cụ thể. Tăng cường công tác kiểm tra đê điều, công trình thủy lợi theo nhiệm vụ được phân công. Rà soát, xây dựng kế hoạch giải tỏa vi phạm hành lang bảo vệ đê điều, công trình thủy lợi. Phát hiện, theo dõi, xử lý kịp thời những công trình, vị trí mặt đê bị hư hỏng bảo đảm công trình an toàn trong phòng, chống bão lũ. Cụ thể, qua kiểm tra cho thấy có 2 hồ chứa hư hỏng nhẹ và 4 hồ chứa không bảo đảm an toàn là hồ Đồng Vễn ở xã Tượng Lĩnh, hồ Đá Đứng ở xã Thăng Bình, hồ Trại Lợn ở xã Công Chính, hồ Nổ Cái ở xã Công Liêm, UBND huyện đã giao cho các xã, thị trấn và chủ các hồ, đập tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình và xây dựng phương án bảo đảm an toàn hồ đập trong mùa mưa bão.
Đối với đê điều, huyện đã xây dựng 6 vị trí trọng điểm, giao cho các địa phương chuẩn bị đầy đủ vật tư, gồm: cống Tế Nông 2, xã Tế Nông; cống Hón, xã Trung Chính; cống Minh Châu, xã Minh Nghĩa; đê tả sông Yên, Mã Lai ở thị trấn; đê tả sông Yên, xã Minh Khôi. Đối với các đoạn đê, công trình dưới đê xung yếu, huyện yêu cầu địa phương chuẩn bị phương án trọng điểm, ngoài chỉ tiêu vật tư huyện giao, địa phương còn phải chuẩn bị thêm vật tư, nhân lực phục vụ khắc phục khẩn cấp các điểm đê xung yếu khi có sự cố xảy ra. Đối với các địa phương có khu dân cư ở vùng sâu trũng, huyện yêu cầu địa phương chuẩn bị phương án sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.
Hiện nay, toàn bộ số lượng vật tư PCTT của huyện đã chuẩn bị đủ, sẵn sàng cho công tác PCTT&TKCN. Ngoài ra, mỗi xã, thị trấn còn chủ động chuẩn bị khoảng 2.000 chiếc bao tải, có kế hoạch huy động 500 cây tre (có vị trí tập kết và các hộ cung ứng cụ thể). Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện đã chuẩn bị công tác hậu cần, bảo đảm đủ số lượng, chất lượng về lương thực, thực phẩm; tuyên truyền cho Nhân dân chủ động lương thực, thực phẩm khi có tình huống xấu xảy ra. Huyện cũng tăng cường nhân lực, bổ sung trang thiết bị, yêu cầu Công ty TNHH MTV Sông Chu - Chi nhánh thủy lợi Nông Cống bố trí lực lượng đủ năng lực chuyên môn để quản lý, vận hành công trình thủy lợi theo quy định; thường xuyên tổ chức kiểm tra công trình kể cả khi không có mưa, lũ; trực ban và giám sát an toàn công trình nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ xảy ra sự cố công trình. Thực hiện giải tỏa vật cản, phát quang phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Chuẩn bị kỹ lưỡng công tác PCTT&TKCN theo phương châm “4 tại chỗ”, huyện Nông Cống quyết tâm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra khi mùa mưa bão đang đến.
Bài và ảnh: Khánh Phương
{name} - {time}
-
2024-12-15 14:10:00
Phát huy vai trò nhân sĩ, trí thức trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
-
2024-12-15 13:46:00
Gieo mầm tri thức nơi biên cương
-
2024-07-25 09:20:00
Viettel Thanh Hóa thay mới 12.153 đóa hoa lụa trên các phần mộ liệt sỹ
Yên Định: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh – liệt sĩ
Hoằng Hóa: Trao hơn 150 suất quà cho gia đình chính sách, người có công
Thiết thực chương trình sinh viên tình nguyện “Mùa hè xanh”
BĐBP tỉnh Thanh Hóa phối hợp khắc phục hậu quả mưa, lũ
Thọ Xuân trao hơn 20.000 suất quà cho gia đình chính sách, người có công
Huyện Vĩnh Lộc trao quà cho người có công
Nghĩa cử cao đẹp trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”
Vai trò quan trọng của chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Thị xã Nghi Sơn: Nhiều hoạt động tri ân người có công