(Baothanhhoa.vn) - Nhằm nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc ít người, Thanh Hóa đã và đang tập trung triển khai thực hiện nhiều mô hình, đề án nhằm can thiệp thay đổi hành vi, tập quán sử dụng dịch vụ dân số-kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) và các loại hình dịch vụ phù hợp với tâm lý, tập quán của người dân tộc thiểu số. Một trong những Đề án đã và đang triển khai có hiệu quả đó là đề án “Nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc ít người”.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc ít người tại Thanh Hóa

Nhằm nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc ít người, Thanh Hóa đã và đang tập trung triển khai thực hiện nhiều mô hình, đề án nhằm can thiệp thay đổi hành vi, tập quán sử dụng dịch vụ dân số-kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) và các loại hình dịch vụ phù hợp với tâm lý, tập quán của người dân tộc thiểu số. Một trong những Đề án đã và đang triển khai có hiệu quả đó là đề án “Nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc ít người”.

Tin liên quan:
  • Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc ít người tại Thanh Hóa
    Thanh Hóa: Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng

    Việc triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng” ở 11 huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhằm can thiệp thay đổi hành vi, tập quán sử dụng dịch vụ dân số - k ế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tại vùng các dân tộc ít người đã góp phần nâng cao chất lượng dân số và thành công cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc ít người tại Thanh Hóa

Huyện Mường Lát tổ chức điều tra đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn.

Tuyên truyền, vận động đi trước

Đề án “Nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc ít người” được triển khai từ năm 2018 tại 11 huyện miền núi của tỉnh. Đến năm 2023, Đề án được mở rộng triển khai tại 174 xã theo Quyết định 861/QĐ-TTg thuộc 15 huyện: Thọ Xuân, Triệu Sơn, Yên Định, Hà Trung, Như Thanh, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Như Xuân, Thường Xuân, Bá Thước, Lang Chánh, Quan Sơn, Quan Hóa và Mường Lát.

Xác định giải pháp quan trọng nhất trong triển khai chính sách dân số ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là công tác tuyên truyền, vận động. Chỉ có tuyên truyền, vận động một cách sâu sát, quyết liệt đến tận người dân thì mới làm họ thay đổi được nhận thức, từ thay đổi nhận thức mới thay đổi được hành vi; bởi đối với đồng bào dân tộc thiểu số, họ có những tập quán đã ăn sâu vào trong tiềm thức, cho nên không phải “ngày một, ngày hai” có thể thay đổi được mà bắt buộc phải tuyên truyền quyết liệt, thường xuyên... Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Y tế các huyện triển khai Đề án, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục thông qua sự đa dạng về phương pháp, cách thức truyền thông để phù hợp với từng nhóm đối tượng. Đồng thời, đa dạng các sản phẩm truyền thông nhằm đem lại hiệu quả tuyên truyền.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc ít người tại Thanh Hóa

Chị em phụ nữ có con nhỏ ở huyện Mường Lát thường xuyên được cán bộ y tế tư vấn cách chăm sóc trẻ.

Là một trong số các huyện miền núi khó khăn được triển khai đề án “Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng”, huyện Mường Lát đã triển khai đề án đồng bộ và phát huy hiệu quả. Theo đó, huyện tiếp tục quán triệt cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của ngành dân số về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân phù hợp với điều kiện thực tế; truyền thông lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ y tế trong các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc ít người tại Thanh Hóa

Vượt qua mọi khó khăn về địa hình, cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mường Lát bám bản để truyền thông kiến thức bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Trao đổi với ông Lò Văn Hiền, Trưởng Phòng Dân số và Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung tâm Y tế huyện Mường Lát, được biết: Với đặc điểm địa bàn rộng, đi lại khó khăn, mặt bằng dân trí không đồng đều, bất đồng ngôn ngữ, tập tục mê tín dị đoan còn tiềm ẩn trong một bộ phận Nhân dân; nhận thức của một số người dân về kiến thức bảo vệ sức khỏe còn nhiều hạn chế, Phòng Dân số và Truyền thông Giáo dục sức khỏe đã trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện xây dựng kế hoạch tuyên truyền về công tác dân số hàng năm, dưới nhiều hình thức: Tăng cường công tác truyền thông tại các xã có đông đồng bào DTTS có hiện tượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, kinh tế còn khó khăn, điều kiện giao thông không thuận lợi; thúc đẩy sử dụng các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, trong mỗi gia đình và cả cộng đồng; tổ chức các hoạt động truyền thông lồng ghép với các lễ hội sinh hoạt cộng đồng, phiên chợ vùng cao; vận động sự tham gia của các trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, chức sắc tôn giáo tham gia ủng hộ các hoạt động, các chương trình dân số triển khai tại địa phương.

Đồng thời khuyến khích thành lập các mô hình truyền thông về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại địa bàn trọng điểm. Trong 6 tháng đầu năm 2024, huyện đã tổ chức nói chuyện chuyên đề tại 3 xã: Trung Lý, Tam Chung và Nhi Sơn, về hậu quả của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đối với sự phát triển bền vững của gia đình và xã hội; phát thanh tuyên truyền 24 buổi trên phương tiện thông tin đại chúng về thực trạng, hậu quả của mất cân bằng giới tính; các quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi..., từ đó đã tạo những chuyển biến tích cực về hành vi liên quan đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Tại 3 xã trên đã tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ “Phụ nữ không sinh con thứ 3, giúp nhau phát triển kinh tế”. Qua các buổi sinh hoạt đã giới thiệu các quy định về việc nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, thực trạng và tác hại của mất cân bằng giới tính khi sinh, các biện pháp ngăn chặn phân biệt giới, lựa chọn giới tính; chia sẻ kinh nghiệm nuôi con ngoan, trò giỏi, chăm sóc bố mẹ, ông bà, người cao tuổi trong gia đình, giao lưu học hỏi những kinh nghiệm hay trong phát triển kinh tế gia đình.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số, huyện đã tổ chức 5 cuộc nói chuyện chuyên đề tại 5 xã về nội dung mất cân bằng giới tính khi sinh cho các đối tượng là nam nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn và sinh con theo quy định của pháp luật, về các nội dung liên quan đến giới và giới tính khi sinh, hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh; bình đẳng giới, những gương gia đình thực hiện tốt chính sách dân số... Ngoài ra, huyện triển khai chương trình mở rộng tầm soát, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh, trung tâm tiếp tục phối hợp với bệnh viện đa khoa, tuyên truyền vận động các gia đình để lấy máu gót chân cho trẻ mới sinh tại bệnh viện. Trong 5 tháng đầu năm 2024, có 64 ca sàng lọc trước sinh, 7 ca sàng lọc sơ sinh.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc ít người tại Thanh Hóa

Cho trẻ uống vitamin A tại điểm uống thôn Quắc Quên, xã Đồng Lương (Lang Chánh).

Hướng đến thay đổi hành vi và nhận thức

Xác định khi đồng bào DTTS có kiến thức đầy đủ về dân số và phát triển, nhận thức được nâng lên, sẽ chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình và con cái - thế hệ tương lai. Vì vậy, thời gian qua, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã tích cực triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú; chú trọng tuyên truyền, vận động trực tiếp tại từng hộ gia đình, nhằm thay đổi hành vi sử dụng dịch vụ DS-KHHGĐ và các loại hình dịch vụ phù hợp với tâm lý, tập quán của đồng bào DTTS. Đồng thời, tăng cường thực hiện chính sách DS-KHHGĐ tại vùng miền núi, quan tâm hơn đến đối tượng là người DTTS, đặc biệt là các tộc người có nguy cơ suy thoái về chất lượng giống nòi.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc ít người tại Thanh Hóa

Công tác truyền thông lồng ghép khám sức khoẻ cho người dân vùng DTTS luôn được ngành y tế chú trọng triển khai.

Trong 3 năm 2021-2023, ngành dân số đã tổ chức 43 hội nghị cung cấp thông tin cho 2.150 người tham dự là lãnh đạo chính quyền, đoàn thể và người có uy tín trong cộng đồng, tổ chức 94 buổi nói chuyện chuyên đề, 4.700 lượt người tham dự các tại các xã nhằm cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản trước hôn nhân, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và chăm sóc sức khỏe sinh sản trước hôn nhân... cho thanh niên, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản; thành lập và tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên; in, nhân bản hơn 120.000 tờ rơi, 1.650 sách lật, 115 poster cấp cho các đối tượng đích...

Thông qua công tác tuyên truyền, đã góp phần thay đổi hành vi, tập quán sử dụng dịch vụ DS-KHHGĐ trong vùng DTTS tại Thanh Hóa. Ý thức của người dân về thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ, nâng cao chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc người cao tuổi... được nâng lên rõ rệt.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc ít người tại Thanh Hóa

Cán bộ Trạm Y tế xã Lương Sơn (Thường Xuân) tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con nhỏ.

Tại xã Lương Sơn (Thường Xuân), nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, triển khai các mô hình câu lạc bộ tiền hôn nhân; câu lạc bộ phòng chống suy dinh dưỡng; giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; sàng lọc trước sinh và sơ sinh để phát hiện sớm các dị tật ở trẻ..., những năm gần đây chất lượng dân số trên địa bàn xã được cải thiện đáng kể.

Chị Hoàng Thị Hằng, thôn Lương Thịnh, xã Lương Sơn (Thường Xuân) cho biết: "Tôi đang chuẩn bị sinh con thứ 2. Thông qua các buổi nói chuyện, tập huấn về SKSS/KHHGĐ, tôi có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc, bảo vệ bản thân khi mang thai và sinh con".

Bác sĩ Lương Văn Tuân, Trưởng Trạm Y tế xã Lương Sơn, cho biết: Để nâng cao chất lượng dân số, xã đã đưa những quy định cụ thể trong việc xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc vào hương ước, quy ước thôn để người dân có trách nhiệm thực hiện. Đặc biệt, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về chính sách dân số luôn được chú trọng và thực hiện linh hoạt, phù hợp với từng địa bàn thôn, bản. Ngoài việc treo băng zôn, tuyên truyền qua loa truyền thanh xã... Trạm y tế xã cũng thường xuyên phối hợp với các trưởng thôn, đoàn thể tổ chức tuyên truyền lồng ghép vào các buổi sinh hoạt định kỳ, thành lập và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ không sinh con thứ 3, chăm sóc sức khỏe sinh sản...

Nhìn từ những mô hình điểm thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng” cho thấy những nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội... để nâng cao chất lượng dân số là “cửa ngõ xung yếu” để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiện nay điều kiện sống khó khăn, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết; tỷ lệ trẻ em thấp còi do thiếu dinh dưỡng... vẫn đang diễn ra ở nhiều địa phương đang ảnh hưởng đến chất lượng dân số.

Theo Dược sỹ CKII Bùi Hồng Thủy, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, để nâng cao chất lượng sống của đồng bào vùng DTTS, ngoài việc tiếp tục phát huy kinh nghiệm trong việc thực hiện các giải pháp đã triển khai, thì việc hướng đến thay đổi hành vi và nhận thức của đồng bào các dân tộc ít người về nâng cao chất lượng dân số là nhiệm vụ quan trọng cần được quan tâm chú trọng.

Trong thời gian tới cần tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền, của các ban, ngành, đoàn thể đối với việc bảo vệ và phát triển vùng biên giới. Tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các mô hình tuyên truyền, giáo dục, đa dạng các sản phẩm truyền thông phù hợp nhóm đối tượng. Nâng cao năng lực mạng lưới cộng tác viên, tư vấn, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng dân tộc thiểu số vùng biên giới.

Tô Hà

Tin liên quan:
  • Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc ít người tại Thanh Hóa
    Giải pháp nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc ít người tại cộng đồng

    Trong những năm qua công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) luôn được các cấp, các ngành, địa phương của tỉnh Thanh Hóa quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng dân số, tạo chuyển biến tích cực trong phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN).

  • Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc ít người tại Thanh Hóa
    “Chìa khóa” góp phần nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại Thanh ...

    Từ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, vai trò của ngành dân số và sự đồng thuận của bà con Nhân dân, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang đạt được những kết quả đáng mừng. Trong đó, ngành dân số đã và đang thực hiện nhiều chương trình, đề án góp phần nâng cao chất lượng dân số, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương.

  • Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc ít người tại Thanh Hóa
    Như Thanh nỗ lực nâng cao chất lượng dân số

    Cùng với việc phát triển kinh tế, những năm qua, huyện Như Thanh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện các mục tiêu công tác dân số và phát triển. Nhiều chương trình, đề án được triển khai và phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

  • Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc ít người tại Thanh Hóa
    Huyện Như Xuân nỗ lực nâng cao chất lượng dân số

    Cùng với việc phát triển kinh tế, những năm qua, huyện Như Xuân đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện các mục tiêu công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ), góp phần nâng cao chất lượng dân số.


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]