(Baothanhhoa.vn) - 30 năm gắn bó với “nghiệp cầm phấn”, cô Nguyễn Thị Phương, giáo viên bộ môn Giáo dục công dân (GDCD), Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ (TP Sầm Sơn) đã trải hết những cung bậc cảm xúc mà nghề mang lại. Hạnh phúc, tự hào khi những bài giảng hay chạm tới trái tim học trò, khiến các em say mê, hào hứng. Cô Phương khẳng định mình đã “không sai khi chọn nghề giáo”.

Không sai khi chọn nghề giáo

30 năm gắn bó với “nghiệp cầm phấn”, cô Nguyễn Thị Phương, giáo viên bộ môn Giáo dục công dân (GDCD), Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ (TP Sầm Sơn) đã trải hết những cung bậc cảm xúc mà nghề mang lại. Hạnh phúc, tự hào khi những bài giảng hay chạm tới trái tim học trò, khiến các em say mê, hào hứng. Cô Phương khẳng định mình đã “không sai khi chọn nghề giáo”.

Không sai khi chọn nghề giáoCô giáo Nguyễn Thị Phương. Ảnh: Linh Hương

Cô Nguyễn Thị Phương bắt đầu “khởi nghiệp” giảng dạy tại Trường Tiểu học Trung Sơn (TP Sầm Sơn) từ năm 1993. Trải qua một số lần chuyển công tác, từ năm 2014 đến nay, cô Phương là giáo viên tại Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ. Dù dạy ở bậc học nào, cô cũng nỗ lực thực hiện nghiêm chương trình giảng dạy, soạn bài đầy đủ, nghiên cứu kỹ bài giảng trước khi lên lớp. Đồng thời tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, luôn có ý thức đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, quan tâm bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Cô Phương chia sẻ: GDCD là một môn khoa học xã hội, cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, pháp luật... Môn học này góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất, năng lực cho học sinh. Giúp học sinh hình thành và phát triển toàn diện: đức, trí, thể, mĩ, từ đó hình thành phẩm chất chính trị, đạo đức, tư tưởng cho học sinh về thế giới quan và nhân sinh quan khoa học. Hình thành niềm tin, lý tưởng và ý thức chấp hành pháp luật cho thế hệ công dân tương lai của đất nước. Để có thể nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn GDCD đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng học tập, thường xuyên cập nhật thông tin trên tất cả các lĩnh vực, nâng cao hiểu biết xã hội thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu giảng dạy môn học.

“Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn tiếp nhận, xử lý, lưu trữ, vận dụng công tác thông tin để giáo dục học sinh. Không chỉ cần có phương pháp thu nhận, xử lý thông tin mà còn phải kịp thời nắm bắt các khó khăn trong quá trình giảng dạy để phân tích nguyên nhân, kịp thời điều chỉnh, đảm bảo hoạt động giảng dạy đạt được hiệu quả cao” - cô Phương chia sẻ.

Bên cạnh nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, cô Phương cũng là một trong những tấm gương tiêu biểu trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Bằng tài năng, tâm huyết, sự tận tụy với nghề, cô đã tìm tòi những bài tập hay, những phương pháp mới để truyền thụ kiến thức, lòng say mê trong học tập, giúp các em học sinh vượt qua các kỳ thi học sinh giỏi với kết quả cao nhất. Đội tuyển học sinh giỏi do cô bồi dưỡng đã đem về cho trường nhiều thành tích rất đáng tự hào. Năm học 2022-2023, đội tuyển lớp 9 thi học sinh giỏi cấp thành phố của cô có 14/14 học sinh dự thi đoạt giải (2 giải nhất; 7 giải nhì; 3 giải ba; 2 giải khuyến khích). Đội tuyển thi học sinh giỏi cấp tỉnh có 10/10 học sinh dự thi đoạt giải (1 giải nhất, 4 giải nhì, 3 giải ba, 2 giải khuyến khích).

Cô Phương chia sẻ: GDCD không phải môn chính, không nằm trong 3 môn thi vào THPT và THPT Chuyên Lam Sơn, do đó, phụ huynh không mặn mà cho học sinh theo đội tuyển. Các em học sinh vào đội tuyển GDCD cũng không phải là những em xuất sắc nhất. Tuy nhiên, vượt qua khó khăn, rào cản, cô Phương luôn động viên, chia sẻ với các em học sinh và phụ huynh, dành hết tâm huyết và khả năng của mình để sưu tầm tài liệu, tìm ra phương pháp giảng dạy dễ hiểu và có hiệu quả.

Không chỉ say mê chuyên môn, cô Phương còn là một “người mẹ thứ hai” của học trò. Đội tuyển học sinh giỏi môn GDCD thường có nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo, do đó, bên cạnh việc truyền đạt tri thức, cô Phương cũng thường xuyên hỗ trợ học sinh cả về tinh thần và vật chất. Cô thường xuyên nấu ăn cho học trò mỗi khi đội tuyển học khuya, thưởng tiền khi học sinh đoạt giải trong các kỳ thi... để động viên các em.

Thành tích mà cô Nguyễn Thị Phương và các thế hệ học trò cô từng bồi dưỡng, dạy dỗ đạt được đã góp phần làm dày thêm thành tích của Trường THPT Nguyễn Hồng Lễ, đóng góp tích cực vào phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”; “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”... của ngành giáo dục TP Sầm Sơn nói riêng và ngành giáo dục Thanh Hóa nói chung.

Cô Phương khẳng định: “Nghề giáo đã dạy cho tôi lòng kiên nhẫn, sự bao dung và niềm tin vào con người lớn hơn bất cứ nghề nghiệp nào. Tôi luôn luôn tâm niệm: Dù làm bất cứ việc gì cũng phải xuất phát từ cái tâm và phải luôn nỗ lực hết mình để được học trò tin yêu, kính trọng”.

Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]