Người Mông nơi biên viễn thoát nghèo
Với việc đồng bộ trong triển khai, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án hỗ trợ sinh kế cho bà con... đời sống đồng bào người Mông ở huyện Mường Lát đang đổi thay từng ngày.
Bà con người Mông xã Mường Lý thu hoạch sắn.
Những hộ người Mông tiến bộ
Qua giới thiệu, tôi lên bản Suối Lóng, xã Tam Chung thăm mô hình trang trại vườn đồi của ông Thào A Sùng. Đây là một trong những điển hình kinh tế của huyện về vươn lên thoát nghèo, làm giàu. Năm 2019 ông Sùng mạnh dạn vay vốn hộ nghèo từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đầu tư mua bò, mua dê sinh sản và giống cây ăn quả, phát triển mô hình vườn đồi.
Có lúc tưởng chừng phải bỏ cuộc, nhưng bằng ý chí, sự quyết tâm, mô hình kinh tế của ông không chỉ giúp gia đình thoát được nghèo, mà còn là hộ khá giả của bản. Ông Sùng cũng là người Mông đầu tiên mạnh dạn vay tới 200 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh Mường Lát (năm 2022) để mở rộng đầu tư, phát triển kinh tế. Đến nay, mô hình kinh tế vườn đồi của ông đang sở hữu 1.200 cây nhãn, 200 gốc xoài, 1.000 cây cau, 350 cây dừa... Chưa hết, ông còn đào ao thả cá, nuôi lợn đen bản địa và dê. Mỗi năm, trừ chi phí gia đình ông thu nhập cả trăm triệu đồng.
Với gia đình bà Thao Thị Dính ở bản Pù Toong, xã Pù Nhi cũng như nhiều hộ người Mông ở bản, nhờ vào chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách hợp lý, gia đình bà đã thay thế trồng cây đào, mận... cho giá trị kinh tế cao. Năm 2023, nhà bà Dính có gần 100 gốc mận hậu, gốc đào, cho thu nhập hơn 50 triệu đồng.
Ngoài sự nỗ lực đến từ những hộ người Mông tiến bộ, các đơn vị đứng chân trên địa bàn huyện Mường Lát cũng tích cực hỗ trợ, tham gia giúp đỡ bà con phát triển kinh tế. Đơn cử như bộ đội biên phòng, Đoàn Kinh tế Quốc phòng 5 (Quân khu 4) đã hỗ trợ con giống, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, giúp cho nhiều hộ biết cách thức làm ăn, nâng cao thu nhập.
Thoát nghèo bền vững
Trên địa bàn Mường Lát có 39 bản đồng bào Mông thuộc 6 xã: Quang Chiểu, Tam Chung, Pù Nhi, Nhi Sơn, Trung Lý và Mường Lý, chiếm 43,61% dân số toàn huyện. Những năm qua, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Đặc biệt, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 71 ngày 7/1/2016 phê duyệt Đề án “Ổn định đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Mông, huyện Mường Lát, giai đoạn 2016-2020”. Thông qua đề án, đời sống của đồng bào Mông đã có những đổi thay nhất định. Nhiều hộ gia đình đã xóa được nhà tạm, nhà dột nát từ đó ổn định nơi ở, ổn định sản xuất và đời sống.
Đời sống của bà con người Mông huyện Mường Lát đang từng ngày khởi sắc.
Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mường Lát Nguyễn Đức Thượng cho biết: Ngân hàng luôn thực hiện tốt vai trò “cầu nối” truyền tải nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Riêng với bà con đồng bào Mông, tính đến hết tháng 2/2024 tổng dư nợ đạt 194,5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 66,1% tổng dư nợ, với 1.424 hộ vay vốn. Trong đó tập trung vào các chương trình tín dụng như: cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay tạo việc làm, cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, cho vay xuất khẩu lao động...
Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Lát Trần Văn Thắng khẳng định: Bằng việc lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện đang tập trung đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc nhằm thu hút đầu tư, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản cho bà con Nhân dân. Cũng theo ông Thắng, một trong những “điểm sáng” về kinh tế của huyện năm qua là niên vụ thu hoạch sắn năm 2023-2024, toàn huyện trồng được khoảng 3.000ha sắn, năng suất trung bình đạt 18 tấn/ha, ước tính thu nhập hơn 100 tỷ đồng từ cây sắn.
“Để bà con thoát nghèo bền vững, huyện xác định tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền giúp bà con thay đổi tư duy, nhận thức, xóa bỏ tính trông chờ, ỷ lại. Tập trung, nỗ lực giải quyết cơ bản các vấn đề về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, dạy nghề, tạo sinh kế cho đồng bào người Mông nói riêng có nguồn thu nhập ổn định”, ông Thắng nhấn mạnh.
Bài và ảnh: Đình Giang
{name} - {time}
-
2024-12-15 22:10:00
Human Act Prize 2024: Kết nối nguồn lực, lan tỏa cảm hứng, kiến tạo cộng đồng
-
2024-12-15 18:56:00
Tất bật ở “thủ phủ’ đào phai hoa kép xứ Thanh
-
2024-03-21 19:13:00
Bập bềnh theo con nước
Đảm bảo chất lượng kiểm định xe cơ giới
Để sự thiết thực thành thói quen
Đơn của ông Nguyễn Trọng Điệp ở thị xã Bỉm Sơn đang trong quá trình giải quyết
Rà soát việc đáp ứng các tiêu chí an ninh mạng phục vụ triển khai Đề án 06
Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn, phòng ngừa tai nạn giao thông đường sắt
Việt Nam chuẩn bị bước vào thời kỳ già hóa dân số từ năm 2038
Diễn đàn “Rừng và sự đổi mới”
Hơn 1.200 đoàn viên, thanh niên tham gia ngày hội việc làm
Cô gái dân tộc Thổ hồi sinh những mảnh rừng “nghèo”