“Ngày tàn” của thương hiệu biểu tượng một thời Chrysler chỉ là vấn đề thời gian
Chrysler, thương hiệu từng là một “gã khổng lồ” trong ngành công nghiệp ôtô Mỹ, hiện chỉ còn là cái bóng của chính mình trước đây.
Xe minivan SUV Chrysler Pacifica được trừng bày tại một đại lý ở Indiana (Mỹ). (Nguồn: CNN)
Chrysler đã từng là một “gã khổng lồ” trong ngành công nghiệp ôtô Mỹ - một trong ba “ông lớn,” cùng tên với một trong những tòa nhà cao nhất thế giới và có các nhà máy và đại lý trải dài khắp nước Mỹ.
Từ khóa là “đã từng.” Công ty đã sa sút thảm hại. Ngày nay, thương hiệu từng là niềm tự hào chỉ còn là cái bóng của chính mình trước đây.
Sau khi trải qua không chỉ một - mà một chuỗi ba lần mua lại bởi của các hãng sản xuất ôtô có trụ sở ở nước ngoài trong 25 năm qua, một lần phá sản và lần cứu trợ liên bang thứ hai trong lịch sử, thương hiệu này chỉ còn một chiếc xe mang biểu tượng Chrysler còn “lăn bánh” khỏi dây chuyền lắp ráp.
Đó là dòng minivan (xe tải nhỏ) - được sản xuất tại Canada.
Chrysler đã phát minh ra xe minivan, nhưng đó là chuyện của nhiều thập kỷ trước. Người tiêu dùng Mỹ từ lâu đã “từ chối” ý tưởng về một chiếc minivan: Họ muốn chở trẻ em và nhiều người khác, và ủng hộ phong cách SUV mạnh mẽ hơn.
Cùng với hầu hết các mẫu xe của công ty mẹ Stellantis tại Mỹ, chiếc xe tải nhỏ Pacifica đang gặp khó khăn. Doanh số bán hàng của Pacifica tại Mỹ đã giảm 21% trong chín tháng đầu năm nay, và giảm 44% chỉ riêng trong quý 3 vừa qua. Trong khi đó, tốc độ bán ôtô nói chung của Mỹ đã tăng trong quý 4.
Theo CNN, các vấn đề của Stellantis đã dẫn đến sự ra đi đột ngột của CEO Carlos Travares trong tuần này và yêu cầu tìm kiếm một ông chủ mới và câu trả lời cho các vấn đề của công ty.
Việc từ bỏ thương hiệu mang tính biểu tượng - từng là thương hiệu chủ lực của công ty - có thể là một trong những câu trả lời đó. Bởi vì một số chuyên gia đặt câu hỏi liệu có lý do gì để thương hiệu Chrysler vẫn tồn tại cùng với ba thương hiệu Bắc Mỹ khác của công ty - Jeep, Dodge và Ram.
“Thương hiệu không còn sự sống”
Các chuyên gia nói với CNN rằng nhu cầu duy trì thứ từng là “trái tim” của công ty không quan trọng bằng nhu cầu bảo tồn nguồn lực và cung cấp cho người tiêu dùng những thứ họ thực sự muốn mua.
Ivan Drury, Giám đốc phân tích tại Edmunds, cho biết: "Bạn có bốn thương hiệu và không đủ các mẫu xe để duy trì sự sống cho tất cả những thương hiệu đó. Bạn chỉ còn một mẫu xe - trong một phân khúc gần như không trụ vững. Không còn sự sống trong thương hiệu đó."
Trong khi người phát ngôn của Stellantis khẳng định thương hiệu Chrysler sẽ không biến mất, các chuyên gia khác đồng tình rằng thương hiệu Chrysler đang gặp khó khăn, và thậm chí có thể không tồn tại được - xét đến những vấn đề hiện tại của công ty mẹ.
Erin Keating, chuyên gia phân tích điều hành tại Cox Automotive, cho biết: "Tôi nghĩ rằng việc hợp nhất phải diễn ra trong tương lai."
Vào tháng Bảy, CEO Tavares cho biết công ty sẽ xem xét loại bỏ bất kỳ thương hiệu nào không kiếm được tiền. Nếu một thương hiệu không có lợi nhuận “thì các quyết định sẽ được đưa ra” - ông nói với Bloomberg, đồng thời nói thêm rằng sẽ “không có điều cấm kỵ” nào khi “đóng cửa” một thương hiệu.
Sau khi Tavares ra đi, số phận của Chrysler sẽ tùy thuộc vào người tiếp theo “cầm lái con tàu Stellantis."
Pacifica được sản xuất tại nhà máy Stellantis ở Windsor, Ontario, ngay bên kia sông từ Detroit. Nhưng vì ở Canada, nên nó có thể sớm phải chịu mức thuế 25% mà Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump “dọa” áp dụng cho tất cả hàng nhập khẩu của Canada.
Điều đó có thể khiến giá của chiếc minivan trở nên quá đắt đỏ đối với hầu hết người mua, hoặc không có lợi cho Stellantis nếu hãng phải chịu chi phí thuế quan - một điều không có khả năng xảy ra.
Trả lời CNN về kế hoạch sắp tới, công ty đã đưa ra lời hứa chắc chắn hơn về tương lai của Chrysler, tuyên bố mỗi thương hiệu trong số 14 thương hiệu [của Stellantis] trên toàn thế giới "có thời hạn 10 năm để xây dựng một doanh nghiệp có lợi nhuận và bền vững."
Nhưng công ty cũng cho biết tình hình thị trường hiện thời “có thể gây ra những biến động."
Khi được hỏi cụ thể về kế hoạch sản xuất xe của Chrysler, công ty cho biết họ có kế hoạch tung ra phiên bản chạy hoàn toàn bằng điện của Pacifica vào năm 2026 và Voyager, một mẫu minivan giá rẻ hơn - sẽ tiếp tục được bán dưới thương hiệu Chrysler vào năm 2025.
Nhưng có những chi phí để duy trì thương hiệu Chrysler, bao gồm việc chia sẻ số tiền tiếp thị khan hiếm với các thương hiệu “khỏe mạnh” hơn và “tương đối ít bất lợi” khi đóng cửa.
Khi Pontiac, Oldsmobile và các biển hiệu Plymouth trước đây của Chrysler bị đóng cửa, các nhà sản xuất ôtô phải mua lại các đại lý của họ. Điều đó sẽ không xảy ra khi đóng cửa Chrysler, vì hầu như mọi đại lý Chrysler cũng bán các loại xe mang nhãn hiệu Jeep, Ram và Dodge.
Keating cho biết: “Tôi không nghĩ bạn sẽ mất nhiều khi sáp nhập Chrysler vào Dodge và Jeep.”
Kevin Farrish, người đứng đầu hội đồng đại lý của Stellantis tại Mỹ, cho biết ông đã thấy các kế hoạch sản phẩm cho xe Chrysler mà ông không thể thảo luận công khai. “Không có nghĩa là [một chiếc minivan] là một kế hoạch mãi mãi” - ông nói. “Tôi biết Chrysler đang nghiên cứu các sản phẩm khác.”
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-08 14:44:00
Mỹ điều tra 2,6 triệu xe Tesla về tính năng lái từ xa
-
2025-01-07 16:11:00
Hyundai và Kia bán xe thân thiện môi trường đạt doanh số kỷ lục tại Mỹ
-
2024-12-04 16:39:00
5 hãng xe Hàn Quốc triệu hồi gần 300.000 xe do linh kiện lỗi
So sánh Camera 360 độ và camera 3 mắt: Nên lắp loại nào?
Khách Việt lý giải quyết định chọn xe máy điện thay xe xăng
Đàm phán tiền lương giữa “đại gia” ôtô Đức và người lao động bế tắc
Volkswagen Ấn Độ đối mặt với cáo buộc trốn 1,4 tỷ USD tiền thuế
Tài chính dưới 1 tỷ đồng, nên chọn dòng SUV nào sang, xịn
Những dịch vụ ô tô lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam
Thêm hai mẫu ô tô điện BYD ra mắt thị trường Thanh Hóa
Người dùng VinFast: Tự hào khi là một phần trong cột mốc lịch sử của nền công nghiệp ô tô Việt
VinFast đang mở ra kỷ nguyên di chuyển thông minh cho người Việt bằng dải sản phẩm ô tô điện hiện đại