(Baothanhhoa.vn) - Những năm đầu thế kỷ 21, kết quả các cuộc khảo sát đa quốc gia về thăm dò thái độ của giới trẻ trong quan hệ tình dục tại châu Âu cho thấy mức độ đáng báo động về quan hệ tình dục không được bảo vệ cũng như kiến thức, hiểu biết về các biện pháp tránh thai còn thiếu hụt trong giới trẻ. Bên cạnh đó, các chương trình giáo dục sức khỏe, giới tính trong hệ thống nhà trường không đủ để cung cấp thông tin một cách toàn diện về vấn đề này. Điều đó dẫn đến hàng năm có tới 1/3 trong số 205 triệu trường hợp mang thai trên thế giới là mang thai ngoài ý muốn; 36% độ tuổi vị thành niên cho biết có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ, trong khi tỷ lệ bệnh lây truyền qua đường tình dục cao nhất ở độ tuổi dưới 25...

Nâng cao nhận thức của giới trẻ để có sự lựa chọn sáng suốt về sức khỏe sinh sản

Những năm đầu thế kỷ 21, kết quả các cuộc khảo sát đa quốc gia về thăm dò thái độ của giới trẻ trong quan hệ tình dục tại châu Âu cho thấy mức độ đáng báo động về quan hệ tình dục không được bảo vệ cũng như kiến thức, hiểu biết về các biện pháp tránh thai còn thiếu hụt trong giới trẻ. Bên cạnh đó, các chương trình giáo dục sức khỏe, giới tính trong hệ thống nhà trường không đủ để cung cấp thông tin một cách toàn diện về vấn đề này. Điều đó dẫn đến hàng năm có tới 1/3 trong số 205 triệu trường hợp mang thai trên thế giới là mang thai ngoài ý muốn; 36% độ tuổi vị thành niên cho biết có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ, trong khi tỷ lệ bệnh lây truyền qua đường tình dục cao nhất ở độ tuổi dưới 25...

Nâng cao nhận thức của giới trẻ để có sự lựa chọn sáng suốt về sức khỏe sinh sản

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mường Lát truyền thông chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em tại các thôn, bản khó khăn.

Trước tình hình đó, liên minh của 11 Tổ chức phi Chính phủ và các Hiệp hội Khoa học và Y khoa quốc tế quan tâm đến sức khỏe giới tính và sinh sản đã thống nhất lấy ngày 26/9 hàng năm là Ngày tránh thai thế giới và phát động lần đầu tiên vào ngày 26/9/2007 tại Châu Âu.

Mục tiêu của Ngày tránh thai thế giới là nhằm khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ về quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai, đồng thời, khuyến khích mọi người dân chủ động với hành vi mang thai vì những lợi ích của chính mình và cộng đồng, giúp họ có sự lựa chọn sáng suốt về sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản. Ngày Tránh thai thế giới (26/9) năm 2024 được triển khai với chủ đề “Giới trẻ hãy có trách nhiệm trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai vì hạnh phúc của chính mình, vì tương lai của đất nước”.

Nâng cao nhận thức của giới trẻ để có sự lựa chọn sáng suốt về sức khỏe sinh sản

Việc truyền tải các thông điệp về “Ngày tránh thai Thế giới 26/9” có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng.

Hưởng ứng Ngày Tránh thai Thế giới, những năm qua, ngành y tế Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, thu hút đông đảo người dân tham gia, qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết cho cộng đồng về ý nghĩa, trách nhiệm trong việc chủ động tránh thai, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Nhờ đó, tỷ lệ người dân sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng tăng. Đặc biệt, khi xã hội không ngừng phát triển, đời sống ngày càng hiện đại, văn minh hơn, ngày càng có nhiều biện pháp tránh thai hiện đại, an toàn hơn, đáp ứng yêu cầu của người dân. Theo báo cáo của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (nay là Chi cục Dân số) đến tháng 6 năm 2024, số người đang sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại là 376.034 người; theo đó nâng tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại là 60,7%.

Nâng cao nhận thức của giới trẻ để có sự lựa chọn sáng suốt về sức khỏe sinh sản

Cán bộ Trạm Y tế phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn tuyên truyền chính sách dân số cho người dân.

Đề án xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS) đã được triển khai tại 136 xã/17 huyện (Quảng Xương, Nga Sơn, Hoằng Hoá, Đông Sơn, Nông Cống, Hậu Lộc, Thiệu Hoá, thị xã Nghi Sơn, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Yên Định, Như Thanh, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, TP Thanh Hoá và thị xã Bỉm Sơn). Các đơn vị thực hiện đề án đã in 13.600 tờ rơi các sản phẩm phương tiện tránh thai (PTTT), hàng hóa SKSS, bảo vệ sức khỏe và cấp phát đến các đối tượng đích; lắp đặt 1 biển Pano tuyên truyền quảng bá phương tiện tránh thai và hàng hóa SKSS tại nơi đông dân cư qua lại tại huyện Hậu Lộc.

Tại cơ sở, đã tổ chức tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng 185 bài quảng bá các sản phẩm PTTT hàng hoá SKSS và sản phẩm thực phẩm chăm sóc sức khỏe với 636 buổi phát thanh trên đài truyền thanh xã. Tuyên truyền cung cấp thông tin, tư vấn trực tiếp tại cộng đồng về tuyên truyền vận động nhân dân thúc đẩy xã hội hoá và phát triển thị trường PTTT và hàng hoá SKSS 76 cuộc với 4.180 lượt người tham gia. Tổ chức 9 hội nghị tuyên truyền tư vấn cung cấp thông tin về dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc SKSS và phòng chống ung thư phụ nữ tuổi 15-49 với 900 lượt người tham dự...

Cùng với nỗ lực của toàn ngành y tế và sự vào cuộc của các cấp chính quyền, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn nhiều khó khăn thách thức khi hiện nay số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đang gia tăng; chất lượng dân số tuy được cải thiện nhưng vẫn đang còn thấp; tình trạng quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn, phá thai vẫn đang còn diễn ra.

Theo thống kê, hàng năm trên thế giới có tới 1/3 các trường hợp mang thai đều là mang thai ngoài ý muốn; 36% độ tuổi vị thành niên có quan hệ tình dục nhưng không sử dụng biện pháp bảo vệ. Trong khi đó, tỷ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cao nhất ở độ tuổi dưới 25. Theo thống kê của Hội KHHGĐ Việt Nam, mỗi năm cả nước có trên 1 triệu ca nạo/phá thai, trong đó 20% ở lứa tuổi vị thành niên. Đáng báo động khi tỷ lệ vô sinh thứ phát do nạo phá thai chiếm đến 20% trường hợp vô sinh, trong đó, tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên chiếm khá cao.

Nâng cao nhận thức của giới trẻ để có sự lựa chọn sáng suốt về sức khỏe sinh sản

Dược sỹ CKII Bùi Hồng Thủy, Chi cục trưởng Chi cục Dân số tỉnh Thanh Hóa kiểm tra, giám sát công tác Dân số tại Trung tâm Y tế huyện Bá Thước.

Ông Lê Bá Thắng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số tỉnh Thanh Hóa, cho biết, nếu phòng tránh thai an toàn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, giúp phụ nữ chủ động trong việc sinh đẻ, tránh được những tai biến sản khoa và không bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bên cạnh đó, phòng tránh thai giúp mỗi gia đình thực hiện KHHGĐ (dừng lại ở 2 con), từ đó có điều kiện để chăm sóc, giáo dục con cái tốt hơn, nâng cao chất lượng đời sống, kinh tế của mỗi gia đình. Vì vậy, việc truyền tải các thông điệp về “Ngày tránh thai Thế giới 26/9” có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng.

Nâng cao nhận thức của giới trẻ để có sự lựa chọn sáng suốt về sức khỏe sinh sản

Truyền thông cung cấp kiến thức về CSSKSS cho vị thành niên/thanh niên, tâm sinh lý tuổi vị thành niên, tình bạn khác giới, tình yêu lành mạnh, tình dục an toàn, phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các biện pháp tránh thai phù hợp lứa tuổi vị thành niên tại các trường THCS trên địa bàn TP Thanh Hóa.

Ngành y tế đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số trong tình hình mới. Đồng thời, xem đây là nội dung quan trọng, thường xuyên của các cấp, ngành để xây dựng quy mô gia đình ít con, góp phần nâng cao chất lượng dân số, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội. Tiếp tục củng cố, kiện toàn, mở rộng và phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, đa dạng hóa các biện pháp tránh thai, nhất là các biện pháp tránh thai hiện đại, để mọi người dân trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện, an toàn. Ngành dân số tiếp tục quản lý chặt chẽ việc cung ứng, sử dụng các phương tiện tránh thai, đảm bảo thực hiện đúng quy định của chuyên môn và pháp luật Nhà nước. Triển khai các mô hình tư vấn và cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ phù hợp với từng nhóm đối tượng; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ KHHGĐ tại các cơ sở y tế theo phân tuyến kỹ thuật, trên cơ sở tăng cường tập huấn đảm bảo yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng tư vấn cho người làm dịch vụ và tăng cường giám sát chất lượng các dịch vụ. Bên cạnh đó, triển khai chương trình giáo dục cho nam, nữ trước khi kết hôn và chương trình truyền thông giáo dục giới tính toàn diện cho các em học sinh THCS và THPT.

Nâng cao nhận thức của giới trẻ để có sự lựa chọn sáng suốt về sức khỏe sinh sản

Thông điệp truyền thông:

- Hãy chủ động sử dụng biện pháp tránh thai để không mang thai ngoài ý muốn.

- Không mang thai ở tuổi vị thành niên vì tương lai, hạnh phúc của chính bạn.

- Hãy lắng nghe cơ thể để lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp và an toàn cho chính mình.

- Chủ động tránh thai, trách nhiệm không của riêng ai.

- Mọi công dân đều có quyền tiếp cận các biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả.

- Tránh thai là việc cần thiết cho sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tình dục.

- Sử dụng biện pháp tránh thai là chìa khóa của hạnh phúc gia đình.

- Biện pháp tránh thai là để tự bảo vệ sức khỏe và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản.

- Phá thai không phải là biện pháp tránh thai phù hợp.

- Thực hiện KHHGĐ là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi cặp vợ chồng, để nuôi con khỏe, dạy con ngoan và có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

- Biện pháp tránh thai không chỉ dành riêng cho nữ giới, nam giới cũng có vai trò quan trọng trong việc tránh có thai ngoài ý muốn.

Tô Hà

Tin liên quan:
  • Nâng cao nhận thức của giới trẻ để có sự lựa chọn sáng suốt về sức khỏe sinh sản
    Nâng cao nhận thức về sức khỏe tiền hôn nhân trong giới trẻ

    Trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân, việc kiểm tra, đánh giá tổng quát sức khỏe mang lại lợi ích lớn không chỉ về sức khỏe sinh sản (SKSS) mà còn cả về thể chất, tinh thần cho cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng tương lai. Tuy vậy, hiện nay nhiều bạn trẻ còn thiếu hiểu biết, xem nhẹ hoặc chưa xóa bỏ được mặc cảm, sự e ngại trong việc khám sức khỏe tiền hôn nhân.

  • Nâng cao nhận thức của giới trẻ để có sự lựa chọn sáng suốt về sức khỏe sinh sản
    Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân - tiền đề nâng cao chất lượng dân số

    Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân là việc làm mang lại lợi ích rất lớn không chỉ về vấn đề sức khỏe sinh sản (SKSS) mà còn cả thể chất lẫn tinh thần cho các cặp vợ chồng trong tương lai, là tiền đề để dự phòng các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho đứa con trong tương lai, chuẩn bị cho người phụ nữ có điều kiện sức khỏe để mang thai và sinh đẻ an toàn.

  • Nâng cao nhận thức của giới trẻ để có sự lựa chọn sáng suốt về sức khỏe sinh sản
    Giáo dục giới tính cho học sinh - cần thêm những cách làm hiệu quả

    Lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS). Do đó, giáo dục giới tính, nâng cao kiến thức CSSKSS cho học sinh có ý nghĩa rất quan trọng, giúp các em nâng tầm hiểu biết, tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại, đồng thời, biết tự bảo vệ mình trong các mối quan hệ tình bạn, tình yêu, tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc ảnh hưởng đến hạnh phúc và tương lai sau này.


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]