(Baothanhhoa.vn) - Mùa hè - trẻ được vui chơi, tự do khám khá những điều mình thích. Tuy nhiên, nếu thiếu kỹ năng tự bảo vệ hoặc thiếu sự giám sát của người lớn, trẻ sẽ dễ gặp phải tai nạn, thương tích.

Mùa hè an toàn cho trẻ

Mùa hè - trẻ được vui chơi, tự do khám khá những điều mình thích. Tuy nhiên, nếu thiếu kỹ năng tự bảo vệ hoặc thiếu sự giám sát của người lớn, trẻ sẽ dễ gặp phải tai nạn, thương tích.

Mùa hè an toàn cho trẻ

Hoạt động hè tại phòng đọc thiếu nhi, Thư viện tỉnh Thanh Hóa.

Vào chiều ngày 24/5/2025, cháu H.Q.D. (sinh năm 2019) và cháu V.H.T.A. (sinh năm 2018) trong khi chơi đã lấy nửa chai xăng ra đốt tổ kiến thì ngọn lửa bùng cháy. Nghe tiếng con khóc thét, chị Hà Thị Khuyên (mẹ cháu D.), đang gặt lúa cách đó không xa, chạy về thì thấy các cháu bị cháy khắp người. Ngay lập tức, chị Khuyên lấy áo ướt trùm lên người các cháu để dập lửa, sau đó đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Như Thanh, rồi chuyển xuống Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán cháu D. bị bỏng độ III, diện tích 15%, chủ yếu ở vùng mặt và cẳng tay phải. Cháu A. bị bỏng độ III với diện tích lên tới 60%, bao gồm toàn bộ vùng lưng, bụng, bàn tay, bẹn, bộ phận sinh dục, mông và đùi. Do tình trạng nghiêm trọng, cháu A. được chuyển xuống Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.

Hay như vụ việc ngày 4/6/2025, bệnh nhi N.T.K.T. (sinh năm 2020) được đưa vào Bệnh viện Nhi Thanh Hóa trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp phù phổi và suy tuần hoàn. T. được tiên lượng rất nặng, đe dọa tử vong. Theo lời kể của gia đình, trước khi gặp tai nạn, T. chơi trong vườn nhà rồi ngã xuống ao nước bẩn của gia đình. Em được phát hiện trong tình trạng mất ý thức và đã được sơ cứu tại chỗ, sau đó đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện trong tình trạng hôn mê. Tại đây, các bác sĩ đã xử trí đặt ống nội khí quản, truyền dịch, lợi tiểu, chuyển Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiếp tục điều trị.

Bác sĩ Ngô Việt Hưng, Trưởng Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, cho biết: Tai nạn đuối nước ở trẻ em thường có xu hướng tăng lên trong các đợt nắng nóng, dịp nghỉ hè, nghỉ lễ. Bệnh viện Nhi Thanh Hóa hàng năm tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân đuối nước với nhiều tình trạng khác nhau, nhưng không phải tất cả đều may mắn qua khỏi. Kết quả điều trị phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó quá trình phát hiện và sơ cứu tại chỗ hết sức quan trọng. Dù hiện nay y học đã triển khai nhiều phương pháp hồi sức tích cực, với trang thiết bị tiên tiến nhưng cấp cứu đuối nước vẫn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại tổn thương não không hồi phục đang là gánh nặng cho gia đình và xã hội, đặc biệt trên nhóm bệnh nhân đã có ngừng thở và ngừng tim.

Theo thống kê, từ đầu năm đến hết tháng 5/2025, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 9 vụ tai nạn, thương tích trẻ em, làm 14 trẻ em tử vong, trong đó có 8 vụ đuối nước gây tử vong đối với 13 trẻ em; 1 vụ tai nạn giao thông gây tử vong đối với 1 trẻ em (chiếm 89% tổng số vụ và 92% số trẻ em tử vong do đuối nước).

Trước thực trạng trên, để triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa tai nạn, thương tích đặc biệt là tai nạn đuối nước, bảo đảm an toàn cho trẻ em trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các xã, phường tập trung triển khai nghiêm túc, hiệu quả việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo triển khai, thực hiện công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đặc biệt là đuối nước trẻ em; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tại địa bàn, lĩnh vực, đơn vị phụ trách; định kỳ hoặc đột xuất trực tiếp kiểm tra tại các tuyến, địa bàn, vị trí có nguy cơ cao xảy ra tai nạn đuối nước để kịp thời chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em với hình thức phong phú, nội dung thiết thực, dễ tiếp cận,... nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, gia đình và toàn xã hội, đặc biệt nhấn mạnh công tác phòng, chống tai nạn đuối nước để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ em trong mùa hè và mùa mưa bão...

Để chung tay xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, cũng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Đặc biệt, tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến tiêu chuẩn, tiêu chí an toàn cho trẻ em tại các công trình xây dựng, công trình công cộng, phương tiện giao thông, khu vui chơi giải trí và các thiết bị dành cho trẻ em... Kiên quyết không để tồn tại các điểm nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ em.

Bên cạnh đó, khuyến khích tổ chức các hoạt động sinh hoạt hè rộng khắp tại địa bàn dân cư, với sự phối hợp của đoàn thanh niên, hội đồng đội các cấp - nơi các sân chơi hè trở thành không gian “học mà chơi, chơi mà học” cho trẻ em. Ngành giáo dục cũng cần tăng cường phối hợp với sở, ngành, đơn vị liên quan để lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước vào các hoạt động hè một cách bài bản. Đồng thời, khuyến khích mở rộng không gian sinh hoạt công cộng cho trẻ như thư viện, nhà văn hóa, bảo tàng, các khu thể thao... với chính sách ưu đãi, miễn giảm vé...

Bài và ảnh: Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]